Nuôi con

Khi bé nuôi thú cưng trong nhà

Các nhà khoa học cho rằng việc bé nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp bé phát triển nhiều mặt, chúng có thể vui đùa với bé mỗi ngày và đồng thời cũng là một người bạn trung thành với bé. Nhưng làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bé khi nuôi thú cưng trong nhà? Cùng mekhonghoanhao đi tìm lời giải đáp với bài viết này nhé!

Giữ an toàn khi bé nuôi thú cưng trong nhà

Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bé và gia đình bạn an toàn khi bé nuôi thú cưng trong nhà:

  • Mang thú cưng đi kiểm tra càng sớm càng tốt, để đảm bảo chúng khỏe mạnh và an toàn.
  • Đọc hướng dẫn chăm sóc thú cưng từ sách hoặc tài liệu từ nhà cung cấp thú nuôi hoặc đến nhà người quen có nuôi thú cưng để tham khảo.
  • Dạy bé cách đối xử và ôm thú cưng: không bao giờ siết chặt chúng quá mức, tung lên cao hoặc ngã nhào vào chúng.
  • Dạy bé không bao giờ trêu chọc động vật hoặc kéo đuôi và tai chúng.
  • Dạy bé không bao giờ làm phiền thú cưng trong khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm sóc cho con của chúng.
  • Dạy bé không bao giờ lấy đi một món đồ chơi hoặc một khúc xương từ một con chó.
  • Dạy bé không bao giờ vuốt ve hoặc chơi với một loài động vật mà bé không biết, cho dù đó là thú cưng của một gia đình nào đó.
  • Giám sát chặt chẽ các loài thú cưng và trẻ em. Không bao giờ để trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi ở lại một mình với một thú cưng.
  • Không đặt thú cưng vào những tình huống gây sợ hãi đối với chúng.
  • Dạy bé rửa tay với xà phòng và nước sau khi chăm sóc thú cưng.
  • Không giữ những động vật chưa được thuần dưỡng tại nhà như một thú cưng.

Khi tre bat dau nuoi thu cung hinh anh

An toàn khi bé nuôi thú cưng trong nhà

Nếu bé không thích chăm sóc thú cưng nữa thì sao?

Bạn nên phản ứng như thế nào nếu bé không còn thích thú với việc chăm sóc sau khi bé nuôi thú cưng được vài tuần hoặc vài tháng nữa? Nếu bé đã hứa sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc chính nhưng không thực hiện được, có lẽ ai đó trong gia đình phải nhận trách nhiệm thay. Nếu không, hãy nói cho bé biết không thể bỏ mặc thú cưng như vậy, và trừ khi bé thay đổi ý định, nếu không bạn sẽ tìm một mái nhà khác cho chúng.

Trong khi trò chuyện với bé, bạn không nên quy kết bé vào bất kỳ thiếu sót cá nhân nào, như “Con ích kỷ quá nên không thể chăm thú cưng được”. Thay vào đó, hãy nói những câu khác, như “Chú chó cần một người chăm sóc đáng tin cậy, và con đã không làm đúng như lời hứa của con. Chúng ta cần tìm một gia đình khác có thể chăm sóc cho nó.”



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L.Schor, M.D. (2004). Caring for your school-age child: ages 5 to 12. Bantam Books. Trang 393 – 398.
  2. How to Choose the Right Pet for Your Child. Đọc thêm tại: <http://www.everydayhealth.com/pet-health/choosing-the-right-pet-for-kids.aspx>. [Ngày 6 tháng 10 năm 2015]
  3. Selecting safe pets. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/home/pets.html#>. [Ngày 6 tháng 10 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com