Chăm sóc bà bầu

Khi nào mẹ bầu nên gọi bác sĩ gia đình?

Tôt nhất mẹ bầu nên nói chuyện trước với bác sĩ gia đình trường hợp khẩn cấp nào thì nên gọi, trước khi chúng ập tới. Bác sĩ có thể muốn mẹ gọi vì nhiều lý do khác nhau, vì vậy hãy chắc chắn hỏi bác sĩ về quy trình mà bạn nên làm theo nếu bạn có những triệu chứng dưới đây.

Hãy gọi bác sĩ gia đình NGAY LẬP TỨC nếu…

Chảy máu nhiều hay chảy máu kèm theo chứng co rút hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới.

  • Đau dữ dội ở vùng bụng dưới, ở ngay giữa bụng, hoặc bất kỳ bên nào và không có dấu hiệu giảm bớt thậm chí nếu nó không đi kèm với việc chảy máu.

Khi nào mẹ bầu nên gọi bác sĩ gia đình?

Gọi bác sĩ gia đình ngay lập tức nếu mẹ thấy đau dữ dỗi vùng bụng dưới
  • Đột ngột thấy khát nuớc, kèm với việc ít đi tiểu hoặc cả ngày không hề thấy mắc tiểu.
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu kèm với ớn lạnh hoặc sốt cao khoảng 38,6 độ C và/hoặc đau lưng.
  • Sốt cao hơn 38,6 độ C.
  • Tay, mặt và mắt đột ngột sưng tấy, phồng lên và kèm theo đau đầu, thị lực bị hạn chế hay thình lình tăng cân đáng kể mặc dù không ăn nhiều.
  • Thị lực bị nhiễu loạn (nhìn thấy lờ mờ, không rõ nét, hoa mắt) kéo dài lâu hơn vài phút.
  • Đau đầu dữ dội hoặc cơn đau đầu kéo dài trong khoảng hơn 2 hay 3 tiếng đồng hồ.
  • Tiêu chảy ra máu.

Có thể gọi bác sĩ trong ngày hoặc sáng hôm sau (nếu đang là nửa đêm) nếu…

  • Đi tiểu ra máu.
  • Tay, mặt và mắt sưng tấy, phồng lên.
  • Đột ngột tăng cân đáng kể mặc dù không ăn nhiều.
  • Đi tiểu đau hoặc bỏng rát.
  • Choáng váng hay chóng mặt.
  • Ớn lạnh và sốt hơn 37,7 độ C nhưng không có các triệu chứng của bệnh cảm hay cảm cúm (hãy bắt đầu dùng thuốc hạ sốt acetaminophen hay Tylenol ngay lập tức để giảm các cơn sốt cao quá 37,7 độ C).
  • Buồn nôn và nôn mửa dữ dội, tần suất nôn mửa nhiều hơn 2 hoặc 3 lần một ngày trong ba tháng đầu,  nôn mửa ở giai đoạn cuối của thai kỳ trong khi bạn không hề bị ở giai đoạn đầu.
  • Bị ngứa khắp cơ thể, có hoặc không có sự xuất hiện của nước tiểu màu đen, phân màu nhợt nhạt, vàng da (da và tròng trắng của mắt chuyển thành màu vàng).
  • Thường xuyên bị tiêu chảy (nhiều hơn 3 lần một ngày), đặc biệt nếu phân có chất nhầy (nếu thấy có máu thì phải gọi bác sĩ ngay lập tức).

Khi nào mẹ bầu nên gọi bác sĩ gia đình hình ảnh 2

Gọi bác sĩ khi mẹ cảm thấy chóng mặt kèm các triệu chứng bất thường khác

Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Nên nhớ rằng, có thể có đôi lúc bạn không có những triệu chứng được liệt kê ở đây nhưng bạn cảm thấy kiệt sức và đau nhức một cách không bình thường thì cũng không ổn một chút nào.

Hoặc nếu sau một giấc ngủ ngon và một vài phương pháp thư giãn mà bạn không thấy khá hơn trong một hoặc hai ngày tới, thì hãy gọi bác sĩ của bạn.

May mắn là những điều mà bạn cảm nhận là bình thường, phổ biến trong quá trình mang thai. Nhưng cũng có khả năng là bạn bị thiếu máu hoặc bạn đang phải chiến đấu với một loại nhiễm trùng nào đó.

Một số tình trạng nhất định ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể âm thầm tấn công bạn mà không gây ra triệu chứng rõ ràng nào. Vì vậy khi bạn có bất cứ nghi ngờ gì thì hãy đi kiểm tra.

Làm gì khi cần đến bác sĩ?

Nếu bạn đang có những triệu chứng trên mà cần có sự can thiệp ngay lập tức của y khoa thì hãy cố gắng theo những bước sau:

  1. Đầu tiên hãy gọi đến văn phòng của bác sĩ gia đình của bạn (nếu có).
  2. Nếu bác sĩ không có ở đó thì hãy để lại tin nhắn mô tả chi tiết các triệu chứng bạn đang gặp.
  3. Nếu sau vài phút mà bác sĩ không gọi lại thì hãy gọi lần nữa, hoặc gọi cho phòng cấp cứu gần nhất và kể cho y tá trực (chuyên phân loại tình trạng khẩn cấp) bạn đang gặp tình trạng gì.
  4. Nếu y tá kêu bạn đi bệnh viện, hãy đi thẳng vào phòng cấp cứu và để lại lời nhắn cho bác sĩ của bạn. Gọi ngay 115 hoặc taxi nếu không có ai có thể đưa bạn vào phòng cấp cứu.

Khi bạn trình bày những dấu hiệu bên dưới cho bác sĩ hay y tá thì hãy chắc chắn là bạn sẽ không bỏ sót bất kỳ triệu chứng nào, dù nó có vẻ không liên quan gì đến tình trạng hiện tại.

Hãy nói thật cụ thể, đề cập đến thời gian bạn nhận thấy từng triệu chứng bắt đầu xảy ra, nó có tái phát thuờng xuyên không, điều gì khiến triệu chứng thuyên giảm hay trầm trọng thêm, và nó dữ dội tới mức độ nào.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 138-139.
  2. Pregnancy – When to Call a Doctor. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/baby/tc/pregnancy-when-to-call-a-doctor#1>. [Ngày 22 tháng 5 năm 2016]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com