Nuôi con

Tại sao trẻ không thành thật dù biết nói dối là sai?

Đôi khi trẻ nói dối là bình thường, đây là 1 phần trong sự phát triển. Trẻ có thể khăng khăng vết chì màu nguệch ngoạc trên tường là do người khác vẽ, trong khi trẻ là người duy nhất trong phòng. Thậm chí đứa trẻ thật thà cũng có thể bẻ cong sự thật khi phải đối mặt với sự giận dữ của người lớn.

Trẻ từ 3 tuổi biết nói dối là sai

Trẻ em nói dối đôi khi là chuyện bình thường, nhưng bạn luôn muốn ngăn chặn tình trạng này ngay từ trong trứng nước vì sự thành thật là chìa khóa của mọi mối quan hệ. Bởi lẽ, bạn sẽ rất khó để tin một đứa trẻ vốn hay nói dối. Và nếu nói dối trở thành một thói quen trong giai đoạn này, trẻ sẽ ngày càng nói dối nhiều hơn khi lớn lên.

Từ 3 tuổi trở đi, bạn cứ hãy tin rằng trẻ đã biết phân biệt đúng sai, và trẻ biết nói dối là không được chấp nhận. Do đó nếu trẻ nói dối thường là do vì một nguyên nhân quan trọng nào đó. Dù trẻ nói dối kiểu nào, hãy đoán chắc là trẻ biết nói dối là sai, và bạn luôn muốn trẻ thành thật với bạn.

khi-tre-noi-doi-hinh-anh1

Trẻ trên 3 tuổi đã biết nói dối là sai

Tại sao trẻ không thành thật dù biết nói dối là sai?

Phản ứng của bạn khi phát hiện trẻ nói dối sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến những câu trả lời kế tiếp của con khi bạn tra hỏi. Trong một nghiên cứu kinh điển, trẻ được dẫn vào một căn phòng lớn, một góc là một con chuột trong lồng, và một góc là những đồ chơi rất hấp dẫn.

Nhà nghiên cứu bảo trẻ phải canh chừng con chuột cẩn thận, vì nó có thể chạy trốn mất. Rồi nhà nghiên cứu rời khỏi phòng. Hẳn nhiên, trẻ con không ai có thể cưỡng lại đước sức hấp dẫn của đồ chơi, và quay lưng đi không nhìn đến con chuột. Nhà nghiên cứu khi đó sẽ lén lấy con chuột đi mất. Khi trẻ quay đầu lại, cảm thấy rất kinh ngạc vì con chuột đã biến mất, và còn ngạc nhiên hơn khi nhà nghiên cứu xông vào phòng, hỏi con chuột đâu. Nghiên cứu này đã cho phép thành lập 3 nguyên tắc về lời nói dối của trẻ em:

  1. Mọi trẻ con sẽ nói dối để tránh bị phát hiện nếu trẻ cảm thấy bị đe dọa.
  2. Nếu trẻ đủ sợ hãi, trẻ sẽ càng cố gắng tiếp tục nói dối mặc dù bị tra hỏi rất gay gắt.
  3. Nếu trẻ cảm thấy mình không được lắng nghe khi giải thích vì sao mình nói dối, sẽ tự động kết luận rằng nói thật không có lợi ích gì cả.

Dưới đây là 4 lý do chính thôi thúc trẻ nói dối:
Thứ nhất, trẻ nói dối để tự vệ. Trẻ em biết khi nào mình đã phạm luật, và trẻ sẽ chủ ý nói dối để bảo vệ mình khỏi cơn giận và hình phạt của bố mẹ. Khi trẻ nói dối, trẻ ý thức được rằng làm vậy là sai, nhưng vẫn nói dối, chỉ để cố gắng tránh bị phát hiện.

khi-tre-noi-doi-hinh-anh2

Một đứa trẻ thật thà có thể nói dối nhất là khi phải đối mặt với sự giận dữ của người lớn

Thứ hai, trẻ nói dối để bảo vệ bạn. Tình bạn ở tuổi này rất quan trọng. Trẻ có thể đang cố gắng che giấu lỗi lầm của bạn mình, bằng cách nói lệch đi sự thật hay thậm chí nhận lỗi về mình. Trẻ cảm thấy tình bạn đáng để mình nói dối.

Thứ ba, trẻ nói dối để làm bạn hài lòng. Nếu trẻ nghĩ nói vậy (dù không phải là sự thật) sẽ làm bạn vui lòng, trẻ sẽ nói dối. Đó là lý do vì sao trẻ nói dối bạn là đã học bài rồi, dù trẻ chưa học chữ nào, vì trẻ biết bạn sẽ hài lòng khi trẻ đã học bài.

Thứ tư, trẻ nói dối vì áp lực bạn bè. Nếu nhóm bạn của trẻ bị bắt quả tang đang làm gì đó sai, trẻ sẽ nói dối cùng với bạn để cố “giữ đội hình”, đồng thời cũng vì sợ bạn bè nghỉ chơi nếu nói thật.




Richard Woolfson, 2015, Your preschooler bible, 2nd edtion, Octopus Publishing Group, UK, page 134-135

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com