Sinh con

Khi nào cần kích thích chuyển dạ?

Khi nào cần kích thích chuyển dạ? Nhiều mẹ thắc mắc bởi suy nghĩ chỉ kích thích chuyển dạ với mẹ bầu mang thai quá ngày dự sinh, và chuyện bác sĩ giục sinh dù chưa đến ngày dự sinh có vẻ không hợp lý. Thế nhưng, đôi khi mẹ cần đến sự hỗ trợ này để giúp bé chào đời suôn sẻ – mekhonghoanhao sẽ giúp mẹ gỡ rối thắc mắc.

Khi nào cần kích thích chuyển dạ?

Có khoảng 20% ca sinh nở cần đến các biện pháp hỗ trợ sinh sản, và dù trong đó rất nhiều trường hợp cần kích thích là do em bé đã quá hạn sinh, còn nhiều lý do khác mà bác sĩ có thể cảm thấy cần thiết phải giục sinh, ví dụ:

  • Bạn đã vỡ nước ối nhưng vẫn chưa bắt đầu co thắt trong vòng 24 giờ, một số bác sĩ quyết định kích thích sớm hơn nhiều.
  • Các xét nghiệm cho thấy tử cung của bạn không còn thuận lợi cho bé ở, vì nhau thai không còn hoạt động tốt hoặc do bạn có quá ít nước ối, hoặc một số lý do khác.
  • Các kiểm tra cho thấy em bé không còn phát triển thêm và đã đủ lớn để được sinh ra ngoài.
  • Bạn có biến chứng, chẳng hạn như tiền sản giật hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ, hoặc một bệnh cấp hoặc mãn tính khác, có thể sẽ nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai.
  • Có khả năng bạn không thể đến kịp bệnh viện hoặc nhà hộ sinh khi bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ, có thể vì bạn ở quá xa hoặc do bạn từng chuyển dạ rất nhanh trước đó.

Nếu bạn vẫn không chắc về lý do bác sĩ muốn kích thích chuyển dạ cho bạn, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ để có được câu trả lời “Khi nào cần kích thích chuyển dạ?” rõ hơn nhé.

>> Cách kích thích chuyển dạ tự nhiên cho mẹ bầu quá ngày dự sinh

Kích thích chuyển dạ có tác động như thế nào?

Chuyển dạ do kích thích, cũng giống chuyển dạ tự nhiên, là một quá trình và đôi khi quá trình này diễn ra khá dài. Tuy nhiên, không giống chuyển dạ tự nhiên, việc kích thích sẽ phần nào giúp cơ thể bạn nhanh chóng thoát khỏi việc mang nặng.

kich-thich-chuyen-da-se-tien-hanh-khi-nao-hinh-anh

Kích thích chuyển dạ sẽ giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi việc mang nặng

Quá trình kích thích chuyển dạ diễn ra như thế nào?

Kích thích chuyển dạ thường liên quan một số bước, dù bạn không nhất thiết phải đi qua tất cả các bước này:

Đầu tiên, cổ tử cung của bạn sẽ cần được làm chín muồi (làm mềm) để quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu. Nếu cổ tử cung của bạn đã chín muồi rồi, bạn có thể chuyển qua bước kế tiếp.

Trường hợp cổ tử cung bạn không giãn nở, không mỏng đi, và không mềm hơn chút nào, có khả năng bác sĩ sẽ cho dùng một loại chất hormone như prostaglandin E dạng gel âm đạo (hoặc viên nén đặt âm đạo). Ở quy trình này, một ống tiêm sẽ được dùng để bơm gel thuốc vào phần âm đạo gần cổ tử cung của bạn.

Sau khi chờ vài giờ hoặc hơn để gel thuốc phát huy tác dụng, bạn sẽ được kiểm tra liệu cổ tử cung bạn có đang mềm hơn, đã bắt đầu mỏng và giãn nở chưa:

  • Nếu không thấy có tác dụng, liều gel prostaglandin thứ hai sẽ được bơm vào. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần dùng gel thuốc là đã có thể gây ra các cơn co thắt và chuyển dạ.
  • Nếu cổ tử cung của bạn đủ chín muồi nhưng vẫn chưa bắt đầu co thắt, quá trình kích thích chuyên dạ sẽ được tiếp tục.

Một số bác sĩ dùng các tác nhân cơ học để làm mềm cổ tử cung, chẳng hạn ống thông có bóng bơm hơi, các dụng cụ nong nhiều kích cỡ để làm cổ tử cung, hoặc thậm chí dùng một loại thực vật có tên gọi là Laminaria japonicum mà khi được đặt vào, sẽ giúp từ từ mở rộng cổ tử cung khi nó thấm hút các chất lỏng xung quanh.

Nếu túi nước ối vẫn còn nguyên, bác sĩ có thể tự tách ối bằng cách quét ngón tay qua màng nhầy phần nối túi nước ối với tử cung để giải phóng prostaglandin (thủ thuật này có thể gây khó chịu và đôi khi gây vỡ ối dù không nhằm mục đích như vậy).

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể làm vỡ ối nhân tạo để gây chuyển dạ, và có thể giúp mọi việc diễn ra nhanh hơn.

Nếu các phương pháp kích thích chuyển dạ ở trên không mang lại các cơn co thắt đều đặn cho bạn, có lẽ bác sĩ sẽ cho truyền chậm Pitocin – một dạng tổng hợp của oxytocin (hormone được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên trong suốt thai kỳ và cũng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn chuyển dạ) – cho đến khi xuất hiện các cơ co thắt.

khi-nao-can-kich-thich-chuyen-da-hinh-anh2

Quá trình kích thích chuyển dạ diễn ra như thế nào?

Misoprostol dùng đường âm đạo cũng có thể được chỉ định để thay thế các thủ thuật gây chín muồi và kích thích sinh sản khác. Một số nghiên cứu cho thấy misoprostol làm giảm lượng oxytocin cần thiết và rút ngắn giai đoạn chuyển dạ.

Tình trạng của em bé sẽ tiếp tục được theo dõi để đánh giá phản ứng của bé với sự chuyển dạ. Bạn cũng sẽ được theo dõi để chắc chắn thuốc được sử dụng không kích thích quá mức tử cung của bạn, gây ra các cơn co thắt quá dài hoặc quá mạnh. Nếu trường hợp này xảy ra, có thể giảm tốc độ truyền hoặc ngừng hoàn toàn.

Một khi các cơn co thắt đã đạt hiệu quả cao nhất, có thể ngừng dùng hoặc giảm liều oxytocin, và sự chuyển dạ của bạn nên diễn ra giống như ở những phụ nữ khác.

Ngừng kích thích… nếu sau 8 – 12 giờ truyền oxytocin mà sự chuyển dạ chưa bắt đầu, bác sĩ có thể cho ngừng tiến trình kích thích để bạn có dịp nghỉ ngơi trước khi thử lại lần nữa hoặc, tùy tình huống, có thể ngừng biện pháp kích thích chuyển dạ và thực hiện mổ lấy thai.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Labor induction. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/labor-induction/basics/definition/prc-20019032>. [Ngày 21 tháng 03 năm 2016]
  2. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 368 – 369.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com