Nuôi con

Kinh nghiệm chữa căng sữa sau sinh hiệu quả

Căng sữa sau sinh là hiện tượng hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải, thường xuất hiện sau khi sinh 2 -5 ngày. Điều này khiến nhiều mẹ khó chịu vì có cảm giác ngực nặng, đau hay nóng và đi kèm với tình trạng căng tức ngực. Một vài kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua nỗi lo này.

Căng tức sữa sau sinh khiến mẹ khó chịu

Ngay khi mẹ và bé có vẻ như đã quen dần với toàn bộ việc cho bú thì sữa mẹ về nhiều lại là vấn đề. Cho đến thời điểm này, em bé đã có thể dễ dàng nút được lượng sữa non rất ít, và bầu ngực của mẹ đã có thể dễ dàng đảm nhận khối lượng công việc này. Thế nhưng, khi sữa mẹ về đột ngột và không hề báo trước, chỉ trong một vài giờ đồng hồ, ngực của mẹ bị sưng, căng cứng, và đau. Việc cho bú khi ở tình trạng này có thể gây bực bội cho bé và rất khó chịu cho mẹ.

Thật may là tình trạng căng sữa sau sinh này thường xảy ra khá ngắn và kéo dài không quá 24 -48 giờ, nhưng đôi khi chúng có thể kéo dài 1 tuần.

Cùng mẹ vượt qua nỗi lo căng tức ngực khi sữa về

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp mẹ vượt qua tình trạng căng tức sữa sau sinh, thử ngay để giảm bớt tình trạng tức ngực và sự khó chịu mà nó mang lại:

  • Làm ấm ngực. Sử dụng nhiệt trong một thời gian ngắn giúp làm mềm quầng vú và kích thích xuống sữa vào thời điểm bắt đầu cho bú. Để làm ấm ngực, mẹ hãy nhúng một cái khăn trong nước ấm (không phải nước nóng) rồi đặt lên mỗi quầng vú, hoặc cúi người nhúng quầng vú vào trong một tô nước ấm. Không thực hiện cách này quá 3 phút do quá nhiều hơi ấm có thể làm ngực bạn sưng thêm và sữa khó tiết ra hơn.
  • Cho bú thường xuyên. Khoảng cách giữa các lần cho bú không quá 2 –3 giờ. Nếu các bầu ngực căng đầy sữa gây khó chịu và em bé đang ngủ, mẹ hãy thử dùng tay để vắt ít sữa ra bớt. (Vắt sữa bằng tay có thể dễ hơn khi đang tắm vòi hoa sen.)
  • Mát xa bầu ngực. Mẹ cũng có thể kích thích dòng sữa và giảm căng tức, khó chịu ở ngực bằng cách mát xa nhẹ nhàng bầu ngực em bé đang bú.
  • Làm mát bầu ngực. Dùng các túi đá chườm khoảng 10 phút trước và sau khi cho bú để giúp làm dịu cơn đau và giảm ứ sữa. Và mặc dù điều này nghe có vẻ hơi kỳ và trông có vẻ còn kỳ hơn nữa, nhưng lá bắp cải ướp lạnh cũng có thể cho tác dụng làm cho bầu ngực ứ sữa của mẹ dễ chịu hơn (sử dụng những lá to ở ngoài và khoét một lỗ ở giữa mỗi lá ứng với đầu vú của mẹ; rửa qua và thấm khô nước trước khi đặt lên ngực).

Kinh nghiệm chữa căng sữa sau sinh hiệu quả

  • Mặc đồ thích hợp. Hãy mặc áo ngực loại dành cho các mẹ cho con bú (với phần dây áo bản rộng và không có gọng) vừa vặn với mẹ suốt ngày và cả đêm. Tuy vậy, sự chèn ép lên các bầu ngực đang ứ sữa và đau nhức của mẹ có thể gây đau, vì vậy hãy đảm bảo rằng áo ngực của mẹ không quá chật. Và hãy mặc những bộ quần áo rộng rãi, không cọ xát lên bầu ngực nhạy cảm của mẹ.
  • Tiếp tục cho bú. Đừng bỏ qua hoặc hà tiện trong việc cho con bú chỉ vì mẹ bị đau do ứ sữa. Em bé càng ít được bú thì ngực của mẹ sẽ càng ứ sữa thêm và mẹ sẽ càng đau nhiều hơn mà thôi.
  • Tự tay giải quyết vấn đề. Mẹ hãy dùng tay tự vắt một ít sữa từ mỗi bên ngực của mình trước khi cho em bé bú để làm giảm đi sự ứ sữa ở ngực. Việc này sẽ giúp dòng sữa chảy ra, và làm mềm đầu vú của mẹ để em bé có thể ngậm bú dễ dàng hơn.
  • Tránh hút sữa quá mức hoặc thường xuyên. Nếu mẹ cho con bú ít nhất mỗi 2 – 3 giờ và mọi việc diễn ra tốt đẹp, tránh hút sữa trừ phi mẹ cần làm mềm bầu ngực. Và chỉ đặt máy ở chế độ thấp để hút trong một vài phút – để mẹ không sản xuất thêm nhiều sữa nữa. Việc hút sữa quá mức hoặc thường xuyên có thể dẫn đến việc sản xuất quá nhiều sữa và kéo dài tình trạng ứ sữa.
  • Chuyển tư thế. Mẹ có thể thay đổi giữa các tư thế trong những lần cho bé bú (thử tư thế kiểu “ôm bóng” ở lần này và đổi sang tư thế kiểu “ôm ru” lần tiếp theo. Mẹ xem thêm bài Tư thế cho con bú để biết cách chuyển tư thế mà không khiến bé khó chịu nhé.  Điều này sẽ đảm bảo tất cả các ống dẫn sữa đều được làm trống và có thể giúp làm dịu cơn đau do ứ sữa.
  • Dùng thuốc giảm đau. Với cơn đau dữ dội, hãy dùng thuốc acetaminophen (Tylenol) hoặc một thuốc giảm đau nhẹ khác được bác sĩ chỉ định.
  • Và hãy nhìn về tương lai. Mẹ sẽ vượt qua tình trạng căng tức ngực do ứ sữa và sớm có thể tận hưởng mối liên hệ gần gũi với con khi cho em bé bú.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 441 – 442.
  2. http://www.babycenter.com/0_engorged-breasts_231.bc [Ngày 20 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com