Nuôi con

Làm cha mẹ ở tuổi vị thành niên

Những trẻ mang thai ở tuổi dậy thì có những nỗi lo sợ, bất an về tương lai. Nếu bạn nhận thấy trẻ vị thành niên nhà mình có các dấu hiệu xung đột về cảm xúc, bạn nên nhanh chóng báo cho bác sĩ để được giúp đỡ.

Chăm sóc trẻ trong thời kì mang thai

Khi con bạn quyết định sinh con, nên để bác sĩ sản khoa chăm sóc cô ấy, tốt hơn hết là những bác sĩ từng có kinh nghiệm làm việc với trẻ ở tuổi dậy thì. Các cô gái nên đặt lịch khám thai theo định kì mỗi 2 – 4 tuần cho tới tuần thứ 33. Sau đó tăng gấp đôi số lần khám đến khi đứa trẻ ra đời.

Theo các bác sĩ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu dành cho những trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cần có sự kết hợp của việc chăm sóc y khoa với tư vấn về dinh dưỡng và các dịch vụ về tâm lý. Trẻ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về các chương trình này.

Bên cạnh việc cảnh báo những nguy cơ tiềm tàng trong sinh nở, thì một trong những ưu tiên hàng đầu của nhân viên y tế là nhấn mạnh cho người phụ nữ trẻ biết về tầm quan trọng của việc tự giữ gìn sức khỏe. Về mặt y khoa thì hầu hết trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cũng giống như người lớn.

Nguy cơ cao bị biến chứng trong thời kì mang thai của trẻ là do các yếu tố về hành vi, như hút thuốc hay lạm dụng chất, hoặc là việc bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục trong thời kì mang thai. Tiếp nhận chăm sóc sức khỏe trễ trong thời kì chu sinh cũng làm tăng những nguy cơ tương tự.

Những trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cần được tư vấn sức khỏe kỹ lưỡng
Những trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cần được tư vấn sức khỏe kỹ lưỡng

Giúp trẻ vị thành niên chuẩn bị tâm lý làm cha mẹ

Những lo sợ về tương lai đều phổ biến ở những người bắt đầu làm mẹ, trẻ mang thai ở tuổi dậy thì cũng không ngoại lệ. Thậm chí trước khi sinh, họ có thể bắt đầu cảm thấy tách biệt với bạn bè đồng trang lứa và cảm thấy chán nản bởi những hạn chế trong thời kì mang thai. Trong khi trẻ phải đến phòng khám để kiểm tra hoặc tham gia vào lớp học sinh đẻ tự nhiên, thì những người bạn của họ lại tổ chức tiệc tùng và vui vẻ biết bao. Nhiều trẻ thấy ghen tị vì điều đó.

Nếu bạn nhận thấy ở trẻ các dấu hiệu xung đột về cảm xúc, bạn nên nhanh chóng báo cho bác sĩ sản khoa. Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn và trẻ một nhà tư vấn sức khỏe tinh thần hoặc chuyên gia về lo âu, trầm cảm để trẻ được giúp đỡ.

Bên cạnh đó, giúp con bạn hiểu rằng, có con nhỏ không phải lúc nào cũng vui vẻ, chăm sóc em bé là một trách nhiệm vĩ đại và là một nhiệm vụ suốt đời. Chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ rằng trẻ sẽ không có nhiều thời gian cho mình, cuộc sống của trẻ sẽ thay đổi và em bé sẽ được ưu tiên hơn.

Là cha mẹ, bạn có thể có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con và đứa cháu mình. Bằng cách hỗ trợ con, chăm sóc trước khi sinh tốt, lắng nghe những gì mà con chia sẻ về nỗi sợ hãi và lo lắng của mình, con bạn có thể vượt qua khủng hoảng và sẵn sàng chào đón một em bé sắp sửa chào đời.

Hỗ trợ xã hội cho những trẻ làm cha mẹ ở tuổi vị thành niên

Trước khi bé được sinh ra, ai đó trong gia đình nên tìm hiểu thông tin về các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng dành cho cặp vợ chồng trẻ hay ông bố/ bà mẹ trẻ đơn thân. Số lượng các chương tình này sẽ thay đổi tùy nơi sống. Nhưng nếu so sánh với thế hệ trước đây, trẻ có nhiều dịch vụ hơn để chọn lựa trong tương lai.

Nếu nơi trẻ sống có nhân viên xã hội thì trẻ may mắn đấy! Những nhân viên xã hội này hoạt động như một người quản lý trường hợp; công việc của họ là kết nối những bệnh nhân, khách hàng với các dịch vụ hỗ trợ phù hợp. Mặc dù những nhiệm vụ này thường được bố mẹ hay thành viên khác trong gia đình đảm nhiệm.

Nơi đầu tiên nên bạn nên tìm đến là trường học của con mình. Để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của số lượng trẻ làm cha mẹ ở tuổi vị thành niên, nhiều quận đã thành lập các chương trình hướng tới việc cải thiện chất lượng sống cho cha mẹ trẻ tuổi và con của họ. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Các chương trình chăm sóc trẻ em, để cha mẹ có thể tiếp tục đi học
  • Các lớp học kỹ năng làm cha mẹ và học về sự phát triển của bé
  • Chăm sóc sức khỏe cho bé
  • Tư vấn về các kỹ năng sống như là giải quyết vấn đề, ra quyết định và xây dựng mối quan hệ với mọi người
  • Các chương trình dạy nghề
  • Hỗ trợ tìm kiếm việc làm
  • Học phí và chăm sóc bé trong khi cha mẹ học hè
  • Hỗ trợ học tập cho cha mẹ tuổi vị thành niên
  • Dịch vụ trông trẻ
Có nhiều chương trình hỗ trợ cho các cha mẹ trẻ
Có nhiều chương trình hỗ trợ cho các cha mẹ trẻ

Sự tham gia của những người cha trẻ

Cho đến bây giờ, bạn có thể nhận ra từ cuộc thảo luận này, có sự vắng mặt dễ thấy của ai kia: đó là là người đàn ông trẻ, người cùng chịu trách nhiệm về việc mang một sinh linh mới đến thế giới này.

Một số anh chàng cũng cảm thấy hoảng sợ hay tội lỗi đến nỗi không thể nhận biết được mình quan tâm hay bận tâm đến điều gì nữa. Đôi khi người ta quên rằng đây có thể là khoảng thời gian sang chấn của cả người cha tương lai lẫn cô gái đang mang thai. Giống như các cô gái, các chàng trai này cũng cần đến tình yêu và sự ủng hộ từ cha mẹ mình trong giai đoạn khủng hoảng này.

Nhiều lúc, cha mẹ của người mẹ trẻ, chứ không phải là cô ấy, tìm cách gạt hình ảnh người cha ra một bên. Có thể là họ cảm thấy rất giận người này vì anh ta làm con gái mình mang bầu. Nhưng họ cũng nhận ra rằng đứa bé sẽ được hưởng nhiều lợi ích nếu có cả cha lẫn mẹ, cũng như là cả ông bà nội ngoại.

Ngay cả khi người cha chưa thể hỗ trợ về kinh tế, sự tham gia của họ sẽ là nguồn hỗ trợ về thể chất và tinh thần cho con gái và cháu của bạn. Vì vậy, nếu được thì hãy để chàng trai cùng chăm sóc cô gái với gia đình.

Tương lai chứa đựng những gì?

Bạn có thể giúp con cái mình tránh khỏi những sai lầm mà các bạn trẻ khác từng mắc phải. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là tránh có nhiều con trước khi bước vào đời sống hôn nhân và có nguồn thu nhập ổn định. Khuyến khích con bạn (cả con trai và con gái) học hết cấp ba, sau đó là đại học. Giúp đỡ con mình tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trước (đã được nêu ra ở trên), để giảm bớt gánh nặng của chúng ngay bây giờ.

Nếu bạn là điểm tựa để con và cháu mình có thể hướng tới tương lai tươi sáng hơn những thanh thiếu niên cùng cảnh ngộ, thì chúng thật may mắn khi có bạn đấy!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. When your teen is having a baby. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/positive/talk/teen_pregnancy.html#>. [Ngày 14 tháng 9 năm 2015].
  2. Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 233 – 237.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com