Sức khỏe

Lấy ráy tai cho bé dưới 6 tháng tuổi như thế nào

Lấy ráy tai cho bé sơ sinh cũng không dễ dàng gì đâu, vì các bé còn rất non nớt. Hôm nay, các mẹ hãy cùng  “Mẹ không hoàn hảo” học cách lấy ráy tai cho bé để không làm đau hay ảnh hưởng tới thính giác của bé nhé

Ráy tai thường làm bé khó chịu

Mọi lần tớ ngủ ngoan lắm, mẹ đặt vào nôi là tớ ngủ ngay. Thế mà hôm nay tớ khó chịu quá, tai tớ ngứa ngáy lại còn hơi đau đau, làm thế nào để nói cho mẹ biết bây giờ? Thế là tớ cứ vặn vẹo người rồi lấy tay tự gõ gõ vào tai, và vò cái tai của mình với vẻ mặt cáu giận bực bội.

Tớ định òa lên khóc để mẹ cấp cứu cho tớ, nhưng vừa thấy tớ quấy là mẹ chạy tới hỏi ngay “Cu Tí của mẹ đang khó chịu hả con?”

Kiểm tra 1 lượt xem có con gì cắn tớ hay chỗ tớ nằm có thoải mái không. Thấy tớ cứ cào cào lên tai mẹ chạy vội đi lấy cái đèn pin nhỏ để soi thử tai cho tớ.

lay-ray-tai-cho-be-duoi-6-thang-tuoi-nhu-the-nao-hinh-anh1

Mẹ kiểm tra tai của bé xem tại sao con lại ngứa thế nhỉ?

“Ái chà, con chuột chí ị đầy vào tai cu Tí của mẹ rồi, đợi một chút, mẹ lấy ráy tai cho em để em hết khó chịu nhé!” Nói rồi tớ thấy mẹ chạy lại lấy cái điện thoại “Oái, mẹ định lấy ráy tai cho mình bằng chiếc điện thoại sao? … À không phải mẹ đang nói chuyện với ai đó”.

“Dạ cô Hoa phải không ạ? Cháu Dung đây. Tai cu Tí nhà cháu có nhiều ráy tai quá làm ngứa ngáy khó chịu, cháu đang lúng túng chưa biết nên xử lý thế nào, cô đến lấy ráy tai cho bé giúp cháu với nhé!” Chỉ một lát sau là bà Hoa có mặt. Tớ may mắn lắm ý, bà Hoa là bác sỹ nhi bạn của bà nội tớ. Bà đã về hưu rồi nên hay đến thăm nom và chăm sóc tớ từ khi tớ mới chào đời cơ.

“Nào cu Tí ra đây bà xem nào, ráy tai cu tý là ráy tai ướt hay ráy tai khô đây?” Thế rồi bà Hoa giảng giải cho mẹ tớ một hồi về ráy tai và cách vệ sinh tai hàng tháng cho tớ. Mẹ tớ nghe chăm chú, và gật gù vâng dạ suốt, bà còn khuyên mẹ cho tớ uống nhiều nước để tạo ít ráy tai hơn.

Rồi bà lại tiếp tục quay sang tớ và dùng cái kiếng soi tai thiệt lạ có thể giúp bà nhìn kỹ ống tai và màng nhĩ của tớ xem có sạch không, có chất lỏng hay viêm nhiễm gì trong tai không. Bà cũng gọi bên phải và bên trái xem tớ có nghe rõ và quay đầu lại không nữa cơ.

Một lúc sau, bà yên tâm là tớ không bị viêm nhiễm nghiêm trọng gì, bà nghiêng đầu tớ về một bên, đổ nước ấm vào tai tớ để ráy tai bở ra và giữ một lúc rồi nghiêng sang bên kia để nước trong tai tớ tự chảy ra. Với lớp ráy tai cứng đầu cứ ở lì trong tai tớ á, bà phải dùng một dụng cụ chuyên dụng bằng nhựa để nạo ra nốt.

 

lay-ray-tai-cho-be-duoi-6-thang-tuoi-nhu-the-nao-hinh-anh2
Mẹ cần thận trọng khi lấy ráy tai cho bé!

Bà dặn dù là bằng biện pháp nào thì mẹ tớ cũng phải hết sức thận trọng, và nếu không đủ tự tin để lấy ráy tai cho bé thì khi nào mẹ chở tớ đi khám định kỳ thì mẹ nhờ bác sỹ khám và lấy ráy tai cho tớ luôn. Việc này cũng không phải quá thường xuyên nên mẹ cũng không cần quá lo lắng bận tâm.

Sau hôm bà lấy ráy tai cho tớ xong tớ ngủ ngoan hẳn mà tớ nghe bài hát mẹ ru hôm nay rõ lắm cơ rõ hơn mọi khi ấy “À ơi, con cò con vạc con nông…”

Những kiến thức cần nhớ khi mẹ lấy ráy tai cho bé

  • Ráy tai được tạo thành do tuyến bài tiết bã nhờn dạng đặc và lỏng như là tuyến mồ hôi, thường tuyến này ở các bé sơ sinh không hoạt động nhiều nên không phải lúc nào bé sơ sinh cũng có ráy tai.
  • Ráy tai là phòng tuyến bảo vệ tự nhiên cho ống tai của em bé khỏi côn trùng và bụi bẩn nên chẳng có lý do gì để mẹ phải lấy ráy tai cho bé hàng ngày cả.
  • Chỉ cần dốc nước trong tai của bé bằng cách nghiêng đầu bé về một bên và lót miếng bông thấm hoặc khăn để nước chảy từ tai ra sau khi tắm cho bé. Mẹ có thể lau sạch phần bên ngoài và vành tai của bé với 1 tăm bông thấm dầu hoặc oxy già rất loãng hoặc một khăn ẩm.
  • Nếu bắt buộc phải lấy ráy tai cho bé khi mẹ không thể nhìn thấy màng nhĩ bé hoặc trong ống tai bé có chất lỏng vàng chảy ra nhiều, mẹ nên cho bé đến viện nhi hoặc mời bác sĩ về nhà để khám và lấy ráy tai cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng. Việc ngoáy tai bằng tăm bông của mẹ cho bé sơ sinh có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn bên trong tai bé.

 

lay-ray-tai-cho-be-duoi-6-thang-tuoi-nhu-the-nao-hinh-anh3
Cấu tạo của tai.

Ngoài ra, mẹ cần biết rõ đặc điểm cấu tạo của tai để lấy ráy tai cho bé đúng cách mẹ nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. How to clean baby ear wax. Đọc thêm tại: <http://www.healthguidance.org/entry/14316/1/How-to-Clean-Baby-Ear-Wax.html>. [Ngày 21 tháng 7 năm 2014].
  2. Ear wax. Đọc thêm tại tại: <http://american-hearing.org/disorders/ear-wax>. [Ngày 21 tháng 7 năm 2014].
  3. Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không làm tổn thương tai bé. Đọc thêm tại: <http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=24242>. [Ngày 11 tháng 7 năm 2014].
  4. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  5. Can I clean my child’s ears with a cotton swab.  Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/404_can-i-clean-my-babys-ears-with-a-cotton-swab_12472.bc?startIndex=10&questionId=12472>. [Ngày 21 tháng 7 năm 2014].
  6. Earwar buildup. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_earwax-buildup_10871.bc>. [Ngày 21 tháng 7 năm 2014].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com