Mang thai tháng thứ 7-8-9

Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn

Khi mang thai tháng thứ 8, nhiều mẹ đã nghe nói đến lợi ích của phương pháp lưu trữ máu cuống rốn cho bé. Đây là một thủ thuật không gây đau và chỉ mất 5 phút để thực hiện và hoàn thành nhưng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bé đấy!

Lưu trữ máu cuống rốn là gì? Nó liên quan đến việc thu thập máu còn lại trong dây rốn và nhau thai của trẻ sơ sinh, và lưu trữ lượng máu này để dùng trong các can thiệp y khoa trong tương lai. Máu cuống rốn chứa những tế bào có khả năng cứu sống người, được gọi là tế bào gốc.

Lưu trữ máu cuống rốn là một thủ thuật không gây đau và chỉ mất 5 phút để thực hiện và hoàn thành sau khi dây rốn đã được kẹp chặt và cắt, thủ thuật này tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé (miễn là dây cuống rốn không bị kẹp và cắt non sớm). Máu cuống rốn của bé mới sinh chứa nhiều tế bào gốc mà trong một số trường hợp có thể được dùng để điều trị một số rối loạn về hệ miễn dịch hoặc những bệnh lý về máu. Có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem liệu những tế bào gốc này có thể có ích trong việc điều trị những tình trạng bệnh lý khác như tiểu đường, bại não hay thậm chí là bệnh tim không.

Có 2 cách để lưu trữ máu cuống rốn: Mẹ có thể trả tiền để lưu trữ cá nhân hoặc mẹ có thể hiến tặng máu cuống rốn này cho một ngân hàng máu cộng đồng. Phí phải trả cho kho lưu trữ cá nhân có thể rất cao, và lợi ích đối với những gia đình có nguy cơ thấp – nói một cách khác, là những người không có rối loạn miễn dịch gia đình —vẫn chưa được xác định rõ.

Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn

Lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn

Vì tất cả những lý do trên, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo các bác sĩ trình bày rõ ràng những ưu điểm và khuyết điểm của việc lưu trữ máu cuống rốn, và Hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến cáo việc lưu trữ máu cuống rốn cá nhân trừ khi có một thành viên trong gia đình mắc một bệnh lý có thể được cứu chữa bằng việc cấy ghép tế bào gốc bây giờ hoặc trong tương lai gần. Những tình trạng bệnh lý này bao gồm bệnh bạch cầu cấp, ung thư hạch bạch huyết và u nguyên bào thần kinh; bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm, thiếu máu bất sản, và bệnh thiếu máu tán huyết; bệnh Gaucher và hội chứng Hurler; hội chứng Wiskott- Aldrich; và bệnh về hemoglobin mức độ nặng. Tuy nhiên, Hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) lại ủng hộ các bậc cha mẹ hiến tặng máu cuống rốn cho ngân hàng lưu trữ máu cộng đồng. Việc làm này sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào cho người hiến tặng và lại có thể cứu sống một mạng người.

Hãy điều tra các bệnh lý trong gia đình của mẹ để xem việc lưu trữ máu cuống rốn cá nhân có phải là một việc cần làm hay không. Hoặc nếu mẹ cảm thấy những lợi ích tiềm ẩn trong tương lai xứng đáng với chi phí phải trả, không cần biết tình trạng bệnh lý trong gia đình như thế nào, hãy cứ đăng ký một chỗ trong ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn cá nhân. Mẹ cũng có thể bàn bạc về vấn đề này với bác sĩ của mẹ để biết mình nên làm thế nào đấy.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 330.
  2. Cord-blood banking. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/_cancer_center/treatment/cord_blood.html#>. [Ngày 30 tháng 09 năm 2015].
  3. Cord blood banking: What it is, why consider it. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_cord-blood-banking-what-it-is-why-consider-it_1362261.bc>. [Ngày 30 tháng 09 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com