Mang thai

Lời khuyên cho bà bầu: Ứng xử khéo léo với những góp ý không mong muốn

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mẹ trở thành tâm điểm của sự quan tâm và soi mói từ mọi người, nhưng có quá nhiều lời khuyên cho bà bầu có thể khiến mẹ muốn phát điên. Dù biết lời khuyên đều xuất phát từ lòng tốt nhưng không phải lúc nào cũng đúng, mẹ cần biết cách chọn lọc và ứng xử khéo léo.

Những lời khuyên không mong muốn khiến mẹ muốn “phát điên”

Khi mang thai tháng thứ 4, hẳn là bụng mẹ đã bắt đầu “lộ” ra rồi! Có một điều gì đó từ bụng bầu của mẹ đã khơi dậy các “chuyên gia” bên trong mỗi người, và điều này đã làm phá tan rào cản xã hội giữa những người xa lạ, khiến cho họ không chỉ quan tâm đến việc của bản thân nữa. Mẹ chỉ cần chạy bộ vòng quanh công viên vào buổi sáng và chắc chắn sẽ có người nào đó chỉ trích mẹ rằng “Cô không nên chạy trong tình trạng mang thai như vậy!”. Kéo lê về nhà 2 giỏ thực phẩm từ siêu thị và mẹ sẽ được nghe câu “Tại sao con lại xách nặng như vậy kia chứ?”. Ăn kem nhiều hơn bình thường một chút và những người xung quanh sẽ nói với mẹ với thái độ không đồng ý rằng: “Tăng cân khi mang thai như vậy thì sau này sẽ không dễ giảm cân đâu mẹ à.”

Lời khuyên cho bà bầu: Ứng xử khéo léo với những góp ý không mong muốn

Khi mang thai tháng thứ 4, mẹ có thể nhận được nhiều lời khuyên từ mọi người

Đối với những người lúc nào cũng bảo mẹ phải làm thế này thế kia, những người thường xuyên cho lời khuyên, và những dự đoán không thể tránh khỏi về giới tính của em bé sắp chào đời thì mẹ nên làm gì đây? Tất cả những lời khuyên cho bà bầu đại loại như những điều cần biết khi mang thai, phụ nữ có thai nên kiêng gì, những điều cần tránh khi mang thai,… có thể làm mẹ muốn “phát điên”.

Đầu tiên, hãy xác định trong suy nghĩ của mẹ rằng có thể phần lớn những gì mẹ nghe đều không đúng đâu. Một số câu chuyện truyền miệng có cơ sở của các bà các mẹ thời xưa thì ngày nay đã được khoa học chứng minh và mẹ có thể nghe theo. Tuy nhiên, với những câu chuyện hoàn toàn không có cơ sở khoa học nhưng vẫn được thêu dệt lên thêm thì mẹ hoàn toàn có thể tự tin bỏ qua chúng. Đối với những lời khuyên khiến cho mẹ cảm thấy hoang mang, nghi ngờ (“biết đâu điều đó là đúng?”) thì tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc những nhân viên huấn luyện tiền sản.

Đối phó với những lời khuyên không mong muốn khi mang thai tháng thứ 4

Cho dù những lời khuyên mà mẹ nghe được có vẻ hợp lý hay hoàn toàn không có cơ sở thì mẹ cũng không nên để cho chúng dằn vặt mẹ – đâu có ai cần thêm căng thẳng phải không nào? Nhất là khi chúng ta đã mang thai tháng thứ 4 rồi và chỉ còn vài tháng nữa bé yêu sẽ chào đời, do đó việc giữ một tinh thần thoải mái là việc rất quan trọng đấy. Để thoát khỏi sự khó chịu do nhận được những lời khuyên không mong muốn, mẹ hãy sử dụng óc hài hước của mình và thử làm theo những phương án sau đây:

Mẹ có thể lịch sự khéo léo nói cho người lạ, bạn bè hoặc người thân có ý tốt rằng mẹ đã có một bác sĩ đáng tin cậy tư vấn cho mẹ về thai kỳ rồi và mặc dù mẹ trân trọng ý tốt của họ nhưng mẹ không thể nhận lời khuyên từ ai khác ngoài bác sĩ của mẹ. Hoặc mẹ có thể mỉm cười, lịch sự nói lời cảm ơn nhưng vẫn làm theo cách của mình, để cho những lời khuyên đó vào tai này và ra tai kia – không cần phải suy nghĩ quá nhiều về chúng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tỏ ra không quan tâm – đây cũng là một cách giải quyết khá hiệu quả đấy. Mẹ có thể im lặng và tỏ thái độ bằng ngôn ngữ cơ thể như khoanh tay hoặc tránh tiếp xúc bằng mắt. Hoặc nói thật lòng với người cho mẹ những lời khuyên hoặc nhận xét mà mẹ không thích rằng: “Nghe những điều này làm tôi thấy buồn đấy” và nếu cần hãy bỏ đi chỗ khác!

Lời khuyên cho bà bầu: Ứng xử khéo léo với những góp ý không mong muốn hình ảnh 2

Mẹ mang thai tháng thứ 4 có thể tỏ ra không quan tâm với những lời khuyên không mong muốn

Một cách hay để tránh nhận được những lời khuyên không mong muốn đó là đưa những thông tin chung chung để thoát khỏi cuộc nói chuyện. Không có luật lệ nào bắt mẹ phải kể dài dòng quá trình mang thai của mình với một người hoàn toàn xa lạ. Nếu như có người hỏi mẹ: “bao giờ thì bé chào đời?” mẹ có thể trả lời rằng “Cũng sắp rồi” và kết thúc cuộc nói chuyện mà không cần cung cấp quá nhiều thông tin cho họ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đổi hướng câu chuyện ngược lại người đang nói chuyện với mình. Mẹ có thể nói “Xem ra trước đây chị mang thai cũng khó khăn quá” với ngữ điệu rằng mẹ muốn kết thúc câu chuyện. Hãy cố gắng thoát ra khỏi cuộc nói chuyện mà không tỏ ra xúc phạm hay thách thức ai mẹ nhé.

Dù mẹ chọn cách nào để xử lý với những lời khuyên không mong muốn như trên thì mẹ vẫn nên làm quen với việc sẽ thường xuyên được nhận lời khuyên trong suốt thời gian mang thai chứ không phải chỉ trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4 này đâu. Khi mẹ đã sinh em bé rồi thì những lời khuyên còn dồn dập hơn khi mẹ đang mang thai nữa đấy.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Dealing with unwanted advice. Đọc thêm tại: <http://www.parents.com/parenting/better-parenting/style/dealing-with-unwanted-advice/>. [Ngày 13 tháng 8 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com