Nuôi con

Đến tuổi đi học, liệu mối quan hệ giữa mẹ và bé có còn gắn bó?

Đứa con bé bỏng có lẽ nguồn sống và cuộc sống của mẹ; Bé trở nên gắn bó đến mức có những lúc, mẹ cảm thấy mẹ và bé là một khối chẳng thể tách rời. Nhưng đến tuổi đi học thì liệu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có còn gắn bó như trước?

Cuộc sống của mẹ hoàn toàn thay đổi từ khi mẹ có con

Bạn có thể chẳng nhớ nổi khoảng thời gian mình còn son rỗi. Thời huy hoàng đó chỉ còn là một ký ức xa xôi và mờ nhạt, một khoảng thời gian siêu thực khi bạn chẳng có gì để bận tâm ngoại trừ bản thân bạn và người yêu thương, là lúc mà bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn vào bất cứ lúc nào.

Hiện tại, dù đã quen hay chưa với việc làm mẹ nhưng chắc chắn việc nuôi dạy một đứa trẻ luôn là một thử thách.

Trong năm đầu tiên, bạn đã phải thích nghi với việc dành hết thời gian cho con thay vì cho bản thân như trước đây; những thói quen khi còn son rỗi bị gạt đi một cách không thương tiếc vì bạn đặt nhu cầu của con lên trên hết và luôn cố gắng chăm sóc con chu đáo dù cho có lúc điều ước duy nhất của bạn là được chợp mắt một chút.

Đến tuổi đi học, liệu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có còn gắn bó?

Cuộc sống của mẹ đã thay đổi từ khi mẹ có con

Rồi bạn lại tất bậc hơn nữa khi con lớn. Cùng với những sự phát triển nhảy vọt đáng ngạc nhiên, bé bắt đầu biết nói, bước những bước chập chững. Bé cũng bắt đầu có những ý kiến riêng và bộc lộ khiếu hài hước của bản thân.

Điều này cũng cho thấy cuộc sống của bạn với bé đã bước sang một giai đoạn mới với nhiều thách thức hơn, một giai đoạn được đánh dấu bởi những lần bé ăn vạ lẫn những mong muốn được trở nên độc lập của bé.

Nhưng may mắn là chỉ một thời gian ngắn cả hai sẽ hiểu nhau. Đến một lúc, cả hai đều hiểu rõ lúc nào cần cứng rắn và lúc nào cần thỏa hiệp, khi nào cần phải tuân theo các quy định và khi nào thì cần linh động.

Sự thích nghi đó là một phần bình thường trong việc nuôi dạy trẻ và là một quá trình tự nhiên thường diễn ra mà không cần có bất kỳ sự tính toán hay lên kế hoạch nào cả.

Cuộc sống của mẹ và bé yêu sẽ thế nào khi bé đến tuổi đi học?

Lên 3, bé luôn tò mò muốn khám phá về thế giới như thể chẳng bao giờ chán, không còn là em bé nhỏ xíu hay khóc và bám chặt mẹ nữa. Bé biết cách giao tiếp và trở thành một cá thể độc lập có suy nghĩ và cá tính riêng. Cuộc sống của mẹ và bé cũng sẽ khác đi, trở nên mới mẻ, thú vị hơn.

Thực tế, khoảng thời gian mà bé ở độ tuổi đi nhà trẻ có thể là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của cả bạn và bé. Không giống như khi bé còn nhỏ xíu, bây giờ bé đã đủ lớn để hiểu và cảm kích trước sự quan tâm, chăm sóc bạn dành cho bé.

Nhiệm vụ của bạn trong một vài năm tiếp theo là trang bị cho bé những kỹ năng cần thiết để đến trường và có thể dễ dàng  hoà nhập với thế giới bên ngoài.

Đến tuổi đi học, liệu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có còn gắn bó hình ảnh 2

Luôn có “sợi dây” liên kết đặc biệt giữa mẹ và bé yêu

Thích nghi với những thay đổi của con

Có một vài lý do khiến cho những cảm xúc và cách cư xử của bé thay đổi liên tục trong suốt những năm trước tuổi đi học và tất cả đều có liên quan đến quá trình phát triển tâm lý và thể chất của bé. Vì những lý do này mà mối quan hệ giữa mẹ và bé yêu thường sẽ là sự pha trộn của những cung bậc thăng trầm về cảm xúc.

Thỉnh thoảng mọi thứ vô cùng suôn sẻ, nhưng cũng sẽ có lúc bạn lại cảm thấy bạn và bé hoàn toàn “lệch nhịp”. Bạn có thể thậm chí cảm thấy buồn phiền vì con mình không biết ơn, và rằng bạn không thể nào tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ thành ra thế này.

Sự chia sẻ, dù hiểu theo nghĩa nào cũng là cho đi và không mong đáp lại. Yêu cầu một đứa trẻ biết cảm thông và chia sẻ với mẹ là điều rất khó, đặc biệt là khi bé đang lớn lên và thay đổi mỗi ngày.

Trong một vài năm tới, bé sẽ bớt coi mình là trung tâm vũ trụ, bớt đòi hỏi hơn và quan tâm đến mẹ nhiều hơn. Còn trong lúc này, bé vẫn đang học cách tìm lối đi trong thế giới của bé, thử nghiệm các giới hạn về sức mạnh, năng khiếu và những gì bé có thể làm để khẳng định sự độc lập của mình.

Đối với bé trong độ tuổi này, bạn nên hiểu rằng, bé đang cố để phát triển những quan điểm của bản thân để khẳng định mình và bé chỉ có thể làm được việc này bằng cách thử-và sai! Bé học hỏi bằng cách noi gương và rút kinh nghiệm từ những lần làm sai. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận ra vai trò của mình trong việc thiết lập và thực thi các nguyên tắc trong lúc chơi đùa hay nghe nhạc cùng con.

Đồng thời bạn cũng sẽ là sứ giả hoà bình, dỗ dành bé những khi bé giận dữ bằng cách thư giãn hoặc dạo chơi cùng nhau.

Đúng là bé sẽ đòi hỏi, thách thứ, chống đối và hay thay đổi hơn khi bé còn nhỏ, nhưng song song đó, bé cũng sẽ giao tiếp nhiều hơn, biểu lộ các cử chỉ tình cảm, hiếu kì và làm cho bạn vui hơn khi ở cạnh con.

Đừng đánh mất hết những suy nghĩ tích cực chỉ vì một thời điểm khó khăn nào đó. Thay vào đó, hãy nhớ đến những lúc mọi việc đều suôn sẻ, rút kinh nghiệm và tránh lặp lại những trường hợp tiêu cực trong tương lai. Cuộc sống của mẹ và bé yêu có thể sẽ ngập tràn niềm vui khi cả bạn và bé thích ứng được với những thay đổi về nhu cầu, sở thích và cảm xúc của nhau.

Nhu cầu được ở gần mẹ của bé ở độ tuổi đi học như thế nào?

Cho đến khi đã đi mẫu giáo, bé vẫn cần bạn chăm nom bé hoặc giám sát việc chăm sóc cá nhân của bé, cần bạn dành thời gian riêng ở cạnh trò chuyện hoặc đọc sách cùng bé, chơi với bé hoặc dạy bảo bé.

Đến tuổi đi học, liệu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có còn gắn bó hình ảnh 3

Hãy dành thời gian trò chuyện, vui đùa vì bé rất cần bạn

Càng ngày, bé càng có thể tự làm nhiều việc và cần ít sự giám sát hơn (nhưng vẫn ở trong tầm mắt hoặc tầm nghe) chẳng hạn như tự chơi một mình, hoặc chơi với những bạn khác, sử dụng máy tính hoặc xem TV.

Điều này có nghĩa rằng trong 24 tiếng mỗi ngày, em bé 3 tuổi sẽ cần khoảng 6,5 giờ, em bé 4 tuổi cần khoảng 6 giờ, và em bé 5 tuổi sẽ cần khoảng 4 giờ của bạn.




Richard Woolfson, 2015, Your preschooler bible, Octopus Publishing Limited, 2nd edition, page 7 – 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com