Sức khỏe

Một số vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé thường gặp

Sức khỏe của bé là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, đặc biệt trong những năm đầu đời. Đôi lúc tình trạng sức khỏe của bé trở nên xấu đi do tính hiếu động của mình. Dưới đây là những vấn đề thường gặp ở trẻ và cách đối phó với các tai nạn, các mẹ tham khảo nhé!

Làm gì nếu các vết đứt và thâm tím xuất hiện trên cơ thể bé?

Trẻ nhỏ thường hay bị các vết đứt và thâm tím. Đặc biệt nếu vết thương ở đầu hay vết thương không thể cầm máu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, mẹ cần nhờ đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

  • Mẹ cần phải trấn an bé để bé có thể bình tĩnh và để bé ngồi một cách thoải mái.
  • Nếu vết cắt bị bẩn, hãy rửa sạch một cách nhẹ nhàng dưới nước chảy, sau đó tráng bằng nước đun sôi để nguội và thấm nước bằng 1 miếng gạc sạch. Khi vết thương khô, mẹ băng lại bằng gạc vô trùng.
  • Nếu được, nâng phần bị thương lên cao 1 chút và lau xung quanh. Nếu vết thương vẫn chảy máu, hãy đè chặt tay vào đó để cầm máu.
  • Sau đó mẹ hãy nhẹ nhàng gỡ bỏ gạc và băng vết thương lại hoặc dùng băng keo cá nhân (loại có kích thước to hơn vết thương).

Mot so van de thuong gap lien quan den suc khoe cua be p1 hinh anh 1

Sức khỏe của bé – Làm gì khi bé bị bỏng

Mẹ cần nhớ rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm và mỏng manh. Bé thậm chí có thể bị bỏng bởi bộ phận tản nhiệt của xe (bô xe) hay tàn thuốc.

Mẹ cần học cách sơ cứu khi bị bỏng để kịp thời xử lý nếu sự cố xảy ra, mẹ tham khảo cách sơ cứu bên dưới nhé.

  1. Nhanh chóng đưa bé ra khỏi vật làm bé bị bỏng, và để vết bỏng dưới vòi nước chảy chầm chậm 10-20 phút.
  2. Cởi bỏ quần áo quanh khu vực bị bỏng (cắt luôn nếu cần thiết) nhưng đừng cố gỡ bỏ lớp vải bị dính trên vết thương của bé.
  3. Khi vết bỏng đã nguội, mẹ băng vết thương cho bé bằng loại băng vô trùng (dùng màng bọc thức ăn (cling film) hoặc túi nhựa sạch nếu cần thiết) hoặc 1 băng gạc sạch loại không có lông tơ. Gọi cứu thương hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay sau đó.

>> Làm gì khi bé bị bỏng nước sôi

Những chấn thương mạnh và các vết bầm

Mẹ có biết không, trẻ em thường rất hiếu kì và muốn khám phá mọi thứ nên các mẹ cần phải cẩn trọng. Tuy việc tò mò và khám phá những điều mới mẻ của bé là việc tốt nhưng đôi khi lại dẫn đến những chấn thương hay các vết bầm tím ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khiến các ông bố bà mẹ hết sức lo lắng. Khi đó, bé thường khóc váng lên vì sợ hãi, mẹ phải làm gì đây?

Nhưng mẹ ơi, cũng đừng lo lắng quá chỉ cần một cái ôm và nhẹ nhàng nâng vùng bị thương lên, dán cho bé 1 miếng dán lạnh trong vòng 5 phút là ổn ngay thôi. Nếu bé bị va chạm ở đầu, mẹ phải chú ý quan sát bé trong 24 giờ tiếp theo, nếu bé trở nên đờ đẫn, nôn hoặc nhìn không rõ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện vì có thể bé bị chấn thương não ấy.

Làm gì khi bé bị phát ban?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thường xuyên bị ban tã hay hăm tã (chứng này có thể điều trị được bằng những loại kem trị hăm đặc trị), ban nhiệt (chứng này dùng nước lạnh hay calamine là tốt nhất) hay các vết chàm (bệnh này bác sĩ có thể chỉ định loại kem trị).

Nếu mẹ nhận thấy sức khỏe của bé không bình thường như xuất hiện những nốt mẩn đỏ mà không nhạt màu khi mẹ ấn nhẹ một cái ly thủy tinh lên đó thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay. Đó có thể là những triệu chứng của bệnh viêm màng não.

Mắc kẹt dị vật

Trẻ nhỏ thường hay bỏ những đồ vật nhỏ vào tai, mũi, hậu môn hoặc bị cái gì đó vướng vào trong mắt, điều này rất không tốt cho sức khỏe của bé.
Mot so van de thuong gap lien quan den suc khoe cua be p2 hinh anh 1
Khi dị vật bị mắc kẹt, nếu không dễ dàng lấy ra được, cha mẹ cần bình tĩnh trấn an và nhanh chóng đưa bé đến vệnh viện để lấy dị vật ra một cách an toàn. Nếu bé bị hóc dị vật đường thở cha mẹ cần sớm nhận biết và nhanh chóng sơ cứu cho bé vì để lâu sẽ rất nguy hiểm.
>> Trẻ bị hóc dị vật đường thở, cha mẹ nên làm gì?

Sức khỏe của bé – Cháy nắng

Trẻ nhỏ thường bị bỏng rất nhanh dưới ánh nắng mặt trời và mẹ nên luôn luôn giữ bé trong bóng râm. Đảm bảo rằng bố mẹ dùng kem chống nắng loại dành cho trẻ em và cho bé đội nón nếu đi ra ngoài vì ánh nắng mặt trời sẽ tác động xấu đến sức khỏe của bé.

Mot so van de thuong gap lien quan den suc khoe cua be p2 hinh anh 2
Trong trường hợp da bé bị đỏ và đau rát sau khi phơi nắng hãy làm theo những bước sau:

  • Làm mát da bé bằng miếng bọt biển và nước lạnh hoặc ngâm chỗ bị cháy nắng vào bồn tắm nước lạnh khoảng 10 phút.
  • Nhẹ nhàng thoa kem dưỡng ẩm da hoặc calamine lotion cho bé.
  • Cho bé uống nước mát và cởi hết những loại quần áo gây nóng bức.
  • Trong trường hợp da bé bị bỏng rộp, hãy đưa bé đến bác sĩ.

Sức khỏe của bé – Sốt

Trẻ nhỏ khi bị sốt thường bị nóng hoặc lạnh khi sờ vào, và bé có vẻ khổ sở, đờ đẫn.

Mot so van de thuong gap lien quan den suc khoe cua be p2 hinh anh 3
Hãy làm theo cách sau để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé mẹ nhé:

  • Đo nhiệt độ cho bé bằng nhiệt kế hoặc băng dán nhiệt là tốt nhất. Nhiệt độ bình thường là  36-37,5oC.
  • Nếu bé sốt quá cao, hãy cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol (loại dành riêng cho trẻ em). Sau đó cởi bớt quần áo, đặt bé nằm ở chỗ mát và cho bé uống nhiều nước một chút.
  • Lau người cho bé bằng khăn và nước ấm. Nếu lo lắng, hãy đưa bé đến bác sĩ.



  1. Young, C., 2007, Entertaining and educating babies and todders, Usborne Publisher, England (p.112+113)
  2. Glass test. Đọc thêm tại: <https://www.meningitisnow.org/meningitis-explained/signs-and-symptoms/glass-test/>. [Ngày 12 tháng 09 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com