Sức khỏe

Ngạc nhiên với những tác dụng thần kỳ của quả cóc

Hãy cùng khám phá tác dụng của quả cóc đối với sức khỏe nhé! Cóc chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin B1, B2, C, protein, canxi, phốt pho… rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, tác dụng của trái cây này

ngac nhien voi tac dung cua qua coc hinh anh 1

Quả cóc có nhiều tác dụng

Cây cóc là một loại thực vật phát triển nhanh chóng, quả có nhiều xơ và ăn được. Quả cóc có thể được ăn sống, với vị giòn và hơi chua. Ở một số nơi, quả cóc được sấy khô và làm thành bột gia vị như là phụ gia cho một số món ăn. Bạn có thể tham khảo giá trị dinh dưỡng của quả cóc trong bảng này.

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả cóc

Năng lượng 46.0 kcal
Protein 0.2 g
Chất béo 0.1 g
Carbohydrate 12.4 g
Canxi 56.0 mg
Phốt pho 67.0 mg
Sắt 0.3 mg
Carotene 205,0 ug
Vitamin B1 50.0 ug
Vitamin B2 20,0 ug
Vitamin C 36,0 mg

Quả cóc khá ngon khi ăn tươi và cũng thường được dùng làm mứt, thạch, dưa chua, nước sốt, súp và món hầm. Nước ép cóc ngon, có thể được làm đồ uống, nước giải khát hoặc pha với các loại nước trái cây nhiệt đới khác để tăng hương vị.

Ở Việt Nam, quả cóc là món ăn vặt, thường được ăn sống như xoài xanh, quả được thái lát mỏng và ăn kèm với hỗn hợp muối, đường, ớt tươi hoặc mắm tôm.

ngac nhien voi tac dung cua qua coc hinh anh 2

Cóc chấm muối ớt

Đặc biệt, quả cóc còn rất có lợi cho sức khỏe.  Hãy cùng khám phá những tác dụng của quả cóc và các bộ phận khác của cây cóc nhé:

  • Làm giảm những triệu chứng khó chịu khi nhức đầu, táo bón, thậm chí là bệnh tiểu đường.
  • Một tác dụng của quả cóc nữa là cóc còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm các chứng ho và cảm cúm nhờ lượng Vitamin C khá cao.
  • Ngoài ra, lá và vỏ của cây cóc có thể được sử dụng như một phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh kiết lỵ do có chứa nhiều flavanoida, saponin, và tannin. Cách sử dụng: dùng  15gram vỏ cây cóc rửa sạch, cắt miếng nhỏ và đun sôi với 2 chén nước trong khoảng 15p. Lọc lấy nước để nguội và uống 2 lần/ngày.
  • Lá và vỏ cây cóc Thái (Ubos) có chứa tannin, saponin, flavonoid, sterol, quinone và các chất chống oxy hóa. Lá cóc có chứa các chất dẫn xuất của axit salicylic (Aspirin là một loại axit salicylic), đây là lý do vì sao ở nhiều nơi, người ta sử dụng lá cóc như một phương thuốc giảm đau. Vỏ và lá cây cũng chứa chất làm giảm đau nổi tiếng là caryophyllene. Lá cóc cũng là một nguồn chứa axit chlorogenic, có tác dụng kháng khuẩn, chống virus, kháng viêm.

ngac nhien voi tac dung cua qua coc hinh anh 3

Lá cóc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng viêm

 

  • Tác dụng của quả cóc còn có: hạt quả cóc được chứng minh là có khả năng làm giảm chứng cao huyết áp và điều trị các bệnh về hô hấp do lượng kháng sinh có trong hạt quả.
  • Đun sôi lá cóc và đắp nước lên da giúp có thể thay thế kem dưỡng da và dưỡng ẩm.



  1. Ambarella fruit. Đọc thêm tại: <http://www.fruitsinfo.com/ambarella-fruit.php>. [Ngày 01 tháng 8 năm 2015].
  2. Ambarella (Jamaica plum): Spondias dulcis Saland. Đọc thêm tại: <http://www.agridept.gov.lk/index.php/en/crop-recommendations/1078>. [Ngày 01 tháng 8 năm 2015].
  3. The benefits of ambarella spondias. Đọc thêm tại: <http://www.vegetafruit.com/2014/10/the-benefits-of-ambarella-spondias.html>. [Ngày 01 tháng 8 năm 2015].
  4. Ubos. Đọc thêm tại: <http://www.rain-tree.com/ubos.htm#.VJKJX9KsUyc>. [Ngày 01 tháng 8 năm 2015].
  5. Ambarella fruit health benefits. Đọc thêm tại: <http://berryfruit.info/ambarella-fruit-health-benefits>. [Ngày 01 tháng 8 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com