Sức khỏe

Ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại ở trẻ em

Trẻ em có khả năng bị ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại cao hơn người lớn do có sự khác biệt rõ nét về các đặc điểm thể chất và hành vi. Để biết rõ hơn nguyên nhân, mời bạn đọc tham khảo bài viết.

Các đường hấp thụ chất độc

Trẻ em có thể bị ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại qua các con đường sau:

  • Tiêu hóa: bé có thể bú phải sữa mẹ bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; ăn phải thức ăn có nhiễm thuốc; vô tình uống nhầm thuốc; bỏ đồ vật có nhiễm thuốc vào miệng…
  • Hô hấp: bé hít phải thuốc khi người ta đang phun xịt thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong nhà hoặc ngoài trời…
  • Qua da: bé vô tình tiếp xúc với độc chất; chạm phải các chất cặn của thuốc còn bám lại trên các bề mặt (sàn nhà, thảm…); quần áo bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; sử dụng các loại thuốc dùng trên da như thuốc trị ghẻ, thuốc trị chí…

Ngo doc thuoc tru sau thuoc phong tru dich hai o tre em hinh anh

Bé có thể bị ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại nếu tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm độc

Trẻ em dễ bị ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại hơn người lớn

Do khác với người lớn ở một số đặc điểm nên các bé nhạy cảm hơn với các mối nguy hiểm từ môi trường bên ngoài:

  • Khác biệt về thể chất:
    • Hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác của bé vẫn đang phát triển, chúng khó có thể thải trừ và bài tiết các chất độc này ra ngoài giống như người lớn, do vậy mà khả năng bé bị ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại cao hơn.
    • Hệ thống miễn dịch của bé yếu hơn so với người lớn
    • Các bé hít thở lượng không khí nhiều hơn người lớn, do đó bé gần như cũng hít lượng khí thải nhiều gấp 2 lần so với người lớn.
  • Khác biệt về hành vi:
    • Các bé hay dành nhiều thời gian để chơi ngoài trời, trên cỏ và các khu vui chơi, trong khi các loại trò chơi đó lại là những nguồn phát sinh hay lây nhiễm thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.
    • Các bé nhỏ hơn thường bò trên sàn nhà, vì vậy toàn bộ cơ thể bé tiếp xúc với các tấm thảm, sàn nhà.
    • Bé thường có thói quen mút tay, bỏ tay lên miệng hoặc trước khi ăn không rửa tay vì thế bé dễ dàng nhiễm độc thông qua hệ tiêu hóa.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch hại



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Pesticides: Đọc thêm tại: <http://www.epa.gov/pesticides/about/>. [Ngày 14 tháng 11 năm 2014]
  2. Pesticides and Their Impact on Children: Key Facts and Talking Points. Đọc thêm tại: <http://www.epa.gov/oppfead1/Publications/pest-impact-hsstaff.pdf>. [Ngày 13 tháng 11 năm 2014]
  3. Pesticides. Đọc thêm tại: <http://www.who.int/ceh/capacity/Pesticides.pdf>. [Ngày 17 tháng 11 năm 2014]
  4. Pesticides and Children. Đọc thêm tại: <http://npic.orst.edu/health/child.html>. [Ngày 13 tháng 11 năm 2014]
  5. Treatment for Pesticide Poisoning. Đọc thêm tại: <http://en.hesperian.org/hhg/A_Community_Guide_to_Environmental_Health:Treatment_for_Pesticide_Poisoning>. [Ngày 17 tháng 11 năm 2014]
  6. Diệt côn trùng dễ dàng bằng mẹo. Đọc thêm tại: <http://dietmoitangoc24h.com/13456-diet-con-trung-de-dang-bang-meo.html>. [Ngày 19 tháng 11 năm 2014]
  7. Pesticides/Herbicides. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com