Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Nguyên nhân của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra cả ở nhiều trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Nguyên nhân gây ra là do sự tích tụ của 1 chất hóa học được gọi là Bilirubin trong máu.

Trong suốt quá trình mang thai của mẹ, nhau thai giúp loại bỏ Bilirubin ra khỏi cơ thể của em bé. Sau khi sinh, gan của em bé bắt đầu làm công việc này thay cho nhau thai đã bị cắt bỏ. Vì mới bắt đầu thực hiện chức năng của mình nên có thể mất một thời gian cho gan của em bé loại bỏ Bilirubin một cách hiệu quả.

Phần lớn các trường hợp bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh đều vô hại, còn gọi là vàng da sinh lý, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé và tự biến mất trong vòng 2 tuần sau khi sinh.

Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh bú mẹ

  • Bé bú sữa mẹ có nguy cơ bị vàng da nhiều hơn, phần lớn là do không được bú đủ hoặc sữa mẹ về chậm. Đây là bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do bú mẹ.  Vì vậy, ngay sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú ít nhất 8 – 12 lần/ ngày để kích thích sữa về nhiều hơn và giữ cho nồng độ Bilirubin của bé ở mức thấp.
  • Trong một số trường hợp khác, ở trẻ sơ sinh được cho bú mẹ đủ sau 7 ngày kể từ khi ra đời, vàng da do sữa mẹ vẫn có thể xảy ra. Lượng Bilirubin có thể đạt mức cao nhất ở tuần 2 và 3 sau khi sinh hoặc Bilirubin duy trì ở mức thấp hơn một chút trong 1 tháng hoặc hơn. Ở những bé này, sữa mẹ có thể có những chất ảnh hưởng tới việc đào thải Bilirubin của gan nên hiện tượng này gọi  là bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do sữa mẹ.

nguyen-nhan-cua-benh-vang-da-o-tre-so-sinh-hinh-anh

Bé bú mẹ có nguy cơ bị vàng da nhiều hơn

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn khi nào?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ trở nên nghiêm trọng khi số lượng tế bào màu đỏ cần thay thế ở bé lớn hơn mức bình thường trong một số trường hợp như:

  • Bé có hình dạng tế bào máu bất thường
  • Nhóm máu giữa mẹ và em bé không phù hợp nhau
  • Bé bị chảy máu dưới da đầu
  • Bị nhiễm trùng
  • Thiếu một số loại protein quan trọng gọi là enzym.

Một vài bệnh lý có thể khiến cơ thể bé khó khăn hơn trọng việc đào thải Bilirubin từ đó dẫn đến vàng da nghiêm trọng hơn là:

  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc
  • Nhiễm trùng khi sinh như rubella, bệnh giang mai hay những bệnh khác
  • Một số bệnh lý ảnh hưởng đến gan hoặc đường mật như xơ nang hay viêm gan
  • Lượng oxy trong máu thấp
  • Nhiễm trùng máu
  • Rối loạn do di truyền
  • Bé sinh non có nguy cơ bị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cao hơn là sinh đủ ngày đủ tháng.

Xem thêm:
>> Dấu hiệu và triệu chứng trẻ sơ sinh bị vàng da
>> Vàng da ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Newborn jaundice. Đọc thêm tại: <https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001559.htm>. [Ngày 03 tháng 09 năm 2015].
  2. Jaundice in healthy newborns. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/newborn_care/jaundice.html#>. [Ngày 03 tháng 09 năm 2015].
  3. Newborn jaundice. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/Jaundice-newborn/Pages/Introduction.aspx>. [Ngày 03 tháng 09 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com