Mẹ không hoàn hảo

Nguyên nhân thai chết lưu và cách đối mặt với biến cố

Ở khoảng một nửa trường hợp, nguyên nhân thai chết lưu không xác định được. Đây là rủi ro mà chắc hẳn chẳng ai muốn nghĩ đến và lại càng không mong sẽ gặp phải.

Thai chết lưu là gì?

Thai chết non là hiện tượng thai nhi trên 20 tuần tuổi, chết lưu ngay trong bụng mẹ vì một lý do nào đó.

Ở khoảng một nửa trường hợp, nguyên nhân thai chết lưu không xác định được. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai chết lưu sau 20 tuần tuổi có liên quan đến các biến chứng ở nhau thai, có nghĩa là vì lý do nào đó mà nhau thai không hoạt động bình thường. Nhau thai hoạt động kém có thể là nguyên nhân trực tiếp làm thai chết lưu khi đã trên 20 tuần tuổi, hoặc có thể góp phần gây ra tình trạng đó do việc này ngăn cản sự phát triển của em bé.

Các nguyên nhân thai chết lưu khác

Các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra hoặc liên quan đến việc thai chết lưu gồm:

Những yếu tố gây tăng nguy cơ thai chết lưu

Cũng có một số nguyên nhân khác khiến thai chết lưu khi đã được hơn 20 tuần bao gồm:

Thuốc lá, rượu bia hay các chất gây nguyện trong thời gian mang thai có thể là nguyên nhân thai chết lưu

Chắc hẳn việc thai chết lưu khi đã trên 20 tuần tuổi là một việc khó có thể chấp nhận được đối với nhiều người. Làm sao bạn có thể vượt qua mất mát này đây?

Đối mặt với biến cố thai chết lưu

Khi không nghe hay cảm nhận được gì từ thai nhi trong bụng hơn vài giờ đồng hồ, việc bạn lo sợ điều tồi tệ nhất xảy ra là điều đương nhiên, đó là đứa con còn chưa chào đời của bạn đã chết.

Có lẽ bạn sẽ ở trong tình trạng hoang mang, trong lòng đầy hoài nghi và buồn đau sau khi nghe bác sỹ thông báo rằng họ không nghe thấy nhịp tim của thai nhi và rằng thai đã chết lưu trong tử cung của bạn. Có thể sẽ thật khó khăn hay thậm chí không thể nào để bạn có thể tiếp tục ra vẻ cuộc sống của mình vẫn diễn ra như thường lệ khi đang mang theo cái thai đã không còn sự sống trong bụng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng người phụ nữ nhiều khả năng bị trầm cảm nặng sau khi đưa thai chết lưu ra, nếu việc này bị trì hoãn trên ba ngày sau khi thai được chẩn đoán là đã chết. Vì vậy, bác sỹ sẽ xem xét trạng thái cảm xúc của bạn như một yếu tố quan trọng để quyết định sẽ làm gì tiếp theo.

Nếu chuyển dạ sắp xảy ra, hoặc đã bắt đầu, thai chết lưu hầu như chắn chắn sẽ được đưa ra. Còn nếu không có dấu hiệu cho thấy chuyển dạ sắp bắt đầu, bác sỹ sẽ quyết định liệu có nên kích thích chuyển dạ ngay hay không. Hoặc bác sỹ có thể cho bạn về và đợi đến khi chuyển dạ bắt đầu một cách tự nhiên, tùy thuộc vào các yếu tố như ngày dự sinh của bạn còn cách bao lâu, tình trạng thể chất của bạn ra sao, và cảm xúc của bạn đang như thế nào.

Quá trình đau buồn mà bạn trải qua khi thai chết lưu trong tử cung có khả năng sẽ rất giống những gì diễn ra với những bố mẹ có con chết trong hoặc sau khi sinh. Thực hiện những bước giống vậy sẽ giúp bạn bắt đầu quá trình hồi phục từ nỗi đau mất con, bao gồm việc ôm thi thể con trên tay và tổ chức lễ tang hoặc lễ tưởng niệm, nếu những việc này với bạn là khả thi và thiết thực.