Mẹ không hoàn hảo

Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thật sự nguy hiểm?

Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thật sự nguy hiểm? Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai được gây ra bởi một loại ký sinh trùng tên Toxiplasmagodii có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ hãy cẩn thận với loại bệnh này nhé!

Mẹ có thể bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai từ đất có chứa phân mèo chứa ký sinh trùng, do ăn thịt động vật chưa nấu chín hay các loại thực phẩm tươi sống có tiếp xúc với thịt bị ô nhiễm. Nếu mẹ từng bị nhiễm khuẩn Toxoplasma trước đó, mẹ thường không bao giờ bị tái nhiễm nữa.

Triệu chứng khi bị nhiễm Toxoplasmosis là gì?

Vì đa số bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng nên rất khó khăn để mẹ biết mình có bị nhiễm hay không. Khi bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis, bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều triệu trứng như bệnh cúm: sốt, đau cơ, mệt mỏi và các tuyến bạch huyết sưng lên.

Tiến hành xét nghiệm máu có thể cho thấy xác định mẹ có bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai hay mẹ từng bị nhiễm trong quá khứ hay không. Mẹ cũng có thể trao đổi với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc tiến hành xét nghiệm trước khi mẹ mang thai.

Nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có nguy hiểm?

Trong những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, những người phụ nữ từng bị nhiễm trùng trong khoảng từ 6 tới 9 tháng trước khi thụ thai sẽ phát triển khả năng miễn dịch với Toxoplasmosis và không lây sang cho thai nhi.

Bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thể truyền bệnh cho con thông qua con đường nhau thai. Nhiễm trùng trong thời gian đầu mang thai ít có khả năng lây truyền cho con hơn là vào thời gian sau này nhưng nhiễm trùng trong thời gian đầu sẽ để lại những hậu quả triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Mẹ bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai có thể truyền bệnh cho con
Tuy nhiên, tỷ lệ mẹ bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai rất thấp và chỉ 1/10000 bé sinh ra bị bệnh Toxoplasmosis bẩm sinh dạng nặng.
Khi mẹ nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai 3 tháng đầu thì hậu quả gây ra cho thai nhi sẽ nghiêm trọng hơn những thời gian khác. Chúng có thể gây ra những tổn thương tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

Hầu hết trẻ bị nhiễm trùng trong lúc mang thai không cho thấy các dấu hiệu của Toxoplasmosis khi trẻ được sinh ra nhưng chúng có thể gây ra các khuyết tật về học tập, thị lực và thính giác về sau.

Vẫn chưa có loại vắc-xin phòng ngừa ký sinh trùng nguy hiểm nêu trên. Vì thế, các mẹ bầu không có sự lựa chọn nào ngoài việc cẩn thận phòng tránh.

Cách nhận biết bé có bị nhiễm khuẩn Toxoplasmosis hay không?

Nếu mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai, có các một số cách để kiểm tra xem em bé có bị nhiễm hay không:

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai thế nào?

Bệnh nhiễm trùng toxoplasmosis có thể được điều trị trong thời gian mang thai bằng kháng sinh. Được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì cơ hội ngăn chặn bệnh lây lan cho bé yêu trong bụng càng cao.

Nếu không may bé đã bị nhiễm, việc điều trị có thể làm bệnh ít trở nặng hơn. Bé có thể được điều trị bằng thuốc uống trong suốt năm đầu đời và thậm chí lâu hơn.

Gợi ý cách phòng bệnh nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai

Nấu chín thức ăn là cách phòng ngừa nhiễm khuẩn Toxoplasmosis khi mang thai hiệu quả đấy