Sức khỏe

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ phải được điều trị với thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt vì vậy mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện nếu nghi ngờ bé mắc bệnh. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, nếu trẻ bị sốt cao mà không rõ nguyên nhân và kéo dài hơn 3 ngày thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Dưới đây là cách mà bác sĩ chẩn đoán bệnh:

  • Khi trẻ có những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp (tăng huyết áp có thể là một dấu hiệu của các vấn đề về thận).
  • Nếu trẻ bị đau hoặc cứng bụng dưới thì có thể trẻ đang bị viêm đường tiết niệu.
  • Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kì khuyên mẹ không nên xét nghiệm nước tiểu hay kiểm tra huyết áp thường xuyên ở những trẻ dưới 3 tuổi trừ khi trẻ có các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé đã ăn hay uống gì bởi vì một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng đường tiết niệu. Điều này cũng có các triệu chứng tương tự như bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên, ở độ tuổi khác nhau, việc chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sẽ khác nhau.

Việc chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Trẻ sơ sinh bị bệnh nặng hay bị sốt sẽ được lấy nước tiểu thông qua một ống nhỏ gọi là Catheter (ống thông nước tiểu) hoặc đôi khi bác sĩ sẽ lấy nước tiểu ra khỏi bàng quang bằng một cây kim đưa vào bụng dưới của bé.
  • Ở trẻ sơ sinh nước tiểu sẽ được lấy bằng cách gắn một Catheter (ống thông nước tiểu) vào niệu đạo, khi nước tiểu được lấy xong thì tháo ống ra ngay.
  • Nước tiểu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có bất kì dấu hiệu nào của tế bào máu, hoặc vi khuẩn hay không. Mẫu nước tiểu thu được cũng có thể được nuôi cây để xác định chính xác loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu ở những trẻ lớn hơn bằng cách

Kiểm tra mẫu nước tiểu của bé để phân tích bằng phương pháp “clean catch” (chỉ lấy phần nước tiểu trong).

Trước tiên mẹ làm sạch lỗ tiểu bằng xà phòng và nước hoặc khăn lau đặc biệt cho bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau đó cho bé bắt đầu đi tiểu, nhưng mẹ hãy đợi một lúc rồi hãy hứng nước tiểu của bé vào một lọ đã tiệt trùng vì lúc đó thì vi khuẩn bên ngoài niệu đạo sẽ được rửa sạch và trôi theo dòng nước tiểu đầu, làm như vậy thì mẫu xét nghiệm sẽ không bị nhiễm khuẩn.

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ có khó?

Đưa bé đến bác sĩ ngay khi nghi ngờ bé mắc bệnh. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ phải được điều trị với thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt vì vậy mẹ hãy mang bé đến bệnh viện ngay nếu trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, nếu trẻ bị sốt cao mà không rõ nguyên nhân (nếu không phải nhiễm trùng đường hô hấp hay bị tiêu chảy) và kéo dài hơn 3 ngày thì rất có thể là bé đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu mẹ cần cho bé uống thuốc kháng sinh trong vòng 10-14 ngày để loại bỏ sự nhiễm trùng và sự lây lan của vi khuẩn, đồng  thời giảm bớt nguy cơ viêm thận (mẹ chú ý cho bé uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ).

Cho bé uống thuốc đủ liều ngay cả khi bé đã cảm thấy đỡ hơn, nếu không vi khuẩn có thể phát triển thêm một lần nữa và làm cho tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ trở nên nặng hơn.

Kiểm tra mẫu nước tiểu sau khi điều trị xong. Bác sĩ sẽ cho bé kiểm tra mẫu nước tiểu thêm một lần nữa (sau khi đã điều trị xong) để chắc chắn là đường tiết niệu không còn bị viêm và sạch hoàn toàn vi khuẩn.

Cũng có thể bé sẽ được kiểm tra chức năng thận. Việc kiểm tra chức năng thận để đánh giá kết quả điều trị, xem có gì bất thường xảy ra không. Và nếu có, bé sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ

Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ không quá khó, chỉ cần lưu ý một số điều sau:

Không nín tiểu. Việc nín tiểu sẽ làm nước tiểu đọng lại trong bàng quang và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ. Tuy nhiên, việc nín tiểu không phải hiếm gặp ở trẻ em đâu nhé. Mẹ cần giải thích cho bé hiểu tại sao không nên nín tiểu và việc nín tiểu sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bé.

Vệ sinh cá nhân đúng cách. Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé. Đặc biệt với những bé đã biết tự vệ sinh cho mình, mẹ cần nhắc bé vệ sinh đúng cách sau mỗi lần đi ngoài – chỉ nên lau từ trước ra sau (không lau hướng ngược lại) để ngăn chặn vi trùng lây lan từ hậu môn vào niệu đạo.

Không sử dụng xà phòng với chất tẩy rửa mạnh. Khi tắm, trẻ cần tránh tắm với quá nhiều bọt xà phòng, đặc biệt là những lúc được ngâm mình với bọt xà phòng trong bồn tắm. Và trẻ cũng tránh sử dụng các loại xà phòng có khả năng tẩy rửa mạnh vì chúng có khả năng kích ứng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hình ảnh 2

Phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ cần vệ sinh đúng cách

Mặc đồ có chất liệu cotton. Chất liệu này sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn thay vì cho bé sử dụng đồ có chất liệu nilon.

Uống nhiều nước. Khá đơn giản nhưng hữu hiệu lắm nhé. Ngoài ra, không cho các bé uống cà phê hay những thức uống có chứa cafein bởi chúng có thể gây kích thích bàng quang.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai cũng cần chú ý đến vấn đề này để điều trị kịp thời. Viêm đường tiết niệu khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn cả bé nữa. Chính vì vậy, việc phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho cả gia đình là kiến thức cần phải biết để bảo vệ cả gia đình khỏi căn bệnh này



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. Nhiễm khuẩn tiết niệu: Bệnh hay gặp khi mang thai. Tham khảo tại: <http://syt.kontum.gov.vn/Tin-t%E1%BB%A9c/Tin-chuy%C3%AAn-ng%C3%A0nh/ItemID/1085/View/Details.aspx>. [Ngày 26 tháng 03 năm 2015].
  3. Urinary Tract Infections. Tham khảo tại: <http://kidshealth.org/parent/infections/common/urinary.html#>. [Ngày 17 tháng 10 năm 2014].
  4. Urinary Tract Infections in Children. Tham khảo tại: <http://kidney.niddk.nih.gov/kudiseases/pubs/utichildren/#serious>. [Ngày 17 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com