Sức khỏe

Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cho thấy bạn cần đến bệnh viện ngay

Khi bị tiêu chảy, tuy rằng có thể chăm sóc tại nhà nhưng tiêu chảy có thể khiến cơ thể mất rất nhiều nước và muối. Do đó, bạn cần đến bệnh viện ngay nếu bạn có những dấu hiệu bệnh tiêu chảy đáng báo động dưới đây.

Những dấu hiệu nguy hiểm

Hầu hết các ca bị tiêu chảy đều tự biến mất mà không cần phải uống thuốc hay điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, tiêu chảy có thể khiến cơ thể chúng ta bị mất rất nhiều nước và muối.

Bệnh tiêu chảy trẻ em. Đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêu chảy kèm theo sốt hoặc nôn mửa (hoặc cả hai), có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng. Bạn hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu cơn tiêu chảy không bớt sau 24 giờ và kèm theo các dấu hiệu bé bị tiêu chảy sau:

  • Bé bị tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày (đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, cần đi đến bệnh viện ngay nếu tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày).
  • Trẻ không đi tiểu trong vòng 3 tiếng đồng hồ hoặc hơn.
  • Sốt cao trên 39ºC.
  • Phân màu đen hoặc có máu.
  • Trẻ bị khô miệng hoặc gào khóc mà không chảy nước mắt.
  • Trẻ mệt mỏi, khó chịu, không phản ứng trước sự chăm sóc của người lớn và giấc ngủ thất thường.
  • Mắt, gò má hoặc bụng trũng sâu.
  • Da kém độ đàn hồi (thử véo một nhúm da, nếu da có xu hướng giữ nguyên trạng thái khi bị kéo căng đó và khó quay trở lại như lúc ban đầu thì tức là da đã kém đàn hồi).

Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy nguy hiểm bạn cần biết

Những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ nhỏ cực kỳ nguy hiểm bố mẹ cần biết

Đối với người lớn. Khi bị tiêu chảy cần lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Bị tiêu chảy kéo dài liên tục trên 2 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: cứ mỗi 8 tiếng lại đi tiểu ít hơn, nhức đầu nhẹ, người mệt mỏi, yếu ớt, da kém độ đàn hồi, mắt trũng sâu, cảm thấy khô ở miệng, da, môi và mắt (ít trào nước mắt).
  • Đau bụng dữ dội/ hoặc sốt cao trên 39ºC.
  • Có máu hoặc mủ trong phân.
  • Bị tiêu chảy kéo dài hoặc liên tục sau khi đi du lịch nước ngoài hoặc cắm trại về.
  • Tiêu chảy đi kèm với các triệu chứng bệnh khác, hoặc do dùng thuốc mới.

Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy

Tiêu chảy là một căn bệnh rất dễ lây lan và một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là tại các quốc gia đang và kém phát triển. Tiêu chảy lây nhiễm qua đường tiêu hóa do các thức ăn hoặc nước uống không hợp vệ sinh, qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc do tay bẩn. Chính vì thế rửa tay sạch sẽ là một trong những biện pháp vệ sinh phòng ngừa giúp ngăn chặn khả năng lây lan của các mầm bệnh khiến trẻ em bị tiêu chảy.

Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy nguy hiểm bạn cần biết hình ảnh 2

Tiêu chảy lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc do tay bẩn

Một cuộc nghiên cứu đã tiến hành quan sát một nhà tắm công cộng trong khuôn viên của một trường đại học cho thấy chỉ có 61% nữ giới và 37% nam giới rửa tay bằng xà phòng sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

Một nghiên cứu được tiến hành tại Hàn Quốc vào năm 2007 cũng cho biết mặc dù có đến 94% đối tượng được khảo sát khẳng định rằng họ có rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, tuy nhiên quan sát cho thấy chỉ có 63% trong số này thực hiện đúng như những gì họ nói.

Và một lần nữa, số lượng phụ nữ thực hiện điều này lại nhiều hơn nam giới. Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn là một trong những cách thức tốt nhất để ngăn ngừa sự phát tán của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Thực tế cho thấy, thường xuyên rửa tay có thể giúp làm giảm tỉ lệ mắc tiêu chảy đến 30%.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em và cả người lớn, bạn hãy thực hiện tốt các chế độ vệ sinh trong nhà bếp. Bởi vì những loại thức ăn không được chế biến hợp vệ sinh có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Đồng thời, bạn nên sử dụng các loại dao và thớt khác nhau để thái thịt sống, trái cây và rau củ. Tuân thủ đúng các chế độ bảo quản thực phẩm đông lạnh như trên bao bì hướng dẫn.

Khi đi du lịch tại các quốc gia đang hoặc kém phát triển, chỉ uống và sử dụng nước đóng chai, kể cả khi đánh răng. Vì chỉ cần một ít nước bẩn thôi có thể chứa hàng ngàn vi khuẩn gây hại đến hệ tiêu hóa của bạn.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Diarrhea. P.232, White, LB, Seeber, BH & Brownell, BG 2014, 500 time-tested home remedies and the science behind them, Fair Winds Press, USA.
  2. Diarrhea. http://www.mayoclinic.org/symptoms/diarrhea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050926. [Ngày 17 tháng 11 năm 2015].
  3. Hand washing for preventing diarrhoea. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18254044. [Ngày 17 tháng 11 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com