Sức khỏe

Những điều ba mẹ cần lưu ý khi bé bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng là bệnh trẻ em khá phổ biến, xảy ra do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn. Tuy vậy, cũng có 1/3 trường hợp bé bị viêm họng mà không rõ nguyên nhân.

Dạo gần đây tớ thấy cổ họng rất khó chịu, mà ức chế nhất là tớ chưa nói năng rõ ràng để mẹ hiểu là tớ đang bị viêm họng. Tớ định nói với mẹ là tớ bị viêm họng mà chẳng hiểu sao tớ cứ kêu con bị đau bụng thôi à. Hix chưa nói sõi cơ bản là cứ nhầm nhọt thế đấy, khó chịu ghê á.

Nhưng cũng may là mẹ tớ lại cực kì thông minh, kiểu như “đuổi hình bắt chữ” ấy ^^. Mẹ chỉ cần nhìn các biểu hiện của tớ là mẹ đã bắt đúng bệnh của tớ rồi.

Viêm họng là bệnh phổ biến ở các bạn nhỏ như tớ, xảy ra do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn, tuy vậy cũng có đến 1/3 trường hợp bị viêm họng mà không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm họng chúng mình có thể kèm theo viêm amidan ở trẻ, khó nuốt, và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

 

Web

Bé bị viêm họng thường do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn đấy mẹ ạ!

Những nguyên nhân khiến bé bị viêm họng

Nguyên nhân thường gặp nhất ở tớ cũng như các bạn nhỏ khác đó là do vi-rút. Với nguyên nhân do vi-rút gây ra thì trẻ sẽ thường tự khỏi sau bảy đến mười ngày mà không cần điều trị.

Với trường hợp các bạn nhỏ bị viêm họng do vi khuẩn Streptococcus Pyogenes gây ra, thông thường bác sĩ sẽ dùng kháng sinh để chữa viêm họng cho bé.

Bé bị viêm họng thường có những triệu chứng gì?

Viêm họng do vi-rút gây ra:
Đối với các bạn nhỏ như chúng mình, viêm họng do vi-rút gây ra thường kèm theo cảm lạnh, thêm vào đó có thể bị sốt nhẹ. Một loại vi-rút đặc biệt (tên là Cox-sackie), thường gặp vào mùa hè và mùa thu, có thể làm cho chúng mình sốt cao hơn một chút, khó nuốt, có cảm giác bệnh nặng hơn.

Khi bị nhiễm Cox-sackie, tớ có thể có một vài nốt phồng rộp trong cổ họng và ở tay chân mà các bác sĩ thường gọi là bệnh tay chân miệng đấy.

 

Web

Bé bị viêm họng do vi-rút thường kèm theo cảm lạnh hoặc sốt nhẹ.

Ngoài ra, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cũng có thể gây viêm họng, thường kèm theo viêm amiđan. Tuy nhiên, hầu hết các bạn nhỏ mắc phải bệnh này thường ít biểu hiện triệu chứng.

Viêm họng do nhiễm vi khuẩn Streptococcus Pyogenes:
Về cơ bản các triệu chứng của viêm họng do khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra phụ thuộc vào độ tuổi.

  • Các bạn nhỏ sơ sinh bị nhiễm khuẩn có thể chỉ có sốt nhẹ, chảy nước mũi đặc hoặc có máu.
  • Các bạn từ 1-3 tuổi cũng có thể bị sốt nhẹ, chảy nước mũi đặc,hoặc có máu, hay cáu kỉnh, không có cảm giác ngon miệng và thường bị sưng hạch ở cổ. Đối với các bạn mới biết đi chập chững thỉnh thoảng sẽ than đau bụng thay vì viêm họng (Giống trường hợp của tớ ấy!)
  • Các anh chị trên 3 tuổi bị nhiễm liên cầu khuẩn thường có những triệu chứng nặng hơn như viêm họng nặng, sốt trên 39oC, sưng hạch ở cổ, và mủ trên amiđan.

Việc tìm ra nguyên nhân khiến bé bị viêm họng do liên cầu khuẩn hay là do vi-rút là điều rất quan trọng, vì chỉ có viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra mới có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

 

Chẩn đoán và điều trị khi bé bị viêm họng như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh viêm họng ở trẻ, bác sĩ có thể phết lấy mẫu khuẩn trong họng và tiến hành nuôi cấy nhằm xác định nguyên nhân nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ dùng tăm bông chạm vào mặt trong của cổ họng và amiđan, sau đó phết bông vào một đĩa môi trường nuôi cấy cho phép vi khuẩn liên cầu khuẩn phát triển nếu chúng hiện diện. Đĩa nuôi cấy sẽ được kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn sau 24 giờ nuôi cấy.

Đa phần các phòng khám nhi khoa sẽ thực hiện các bài kiểm tra nhanh (rapid test) và cho kết quả sau vài phút. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với liên cầu khuẩn bác sĩ có thể kiểm tra lại bằng môi trường nuôi cấy. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, thường bác sĩ sẽ kết luận nhiễm trùng do vi-rút. Trong trường hợp này (nhiễm trùng do vi-rút), sử dụng thuốc trị viêm họng là thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng.

 

Web

Nếu  bị viêm họng do vi-rút, việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Nếu xét nghiệm cho thấy tớ bị viêm họng do liên cầu khuẩn, bác sĩ nhi khoa sẽ kê toa thuốc kháng sinh được dùng bằng đường uống hoặc tiêm. Một loại thuốc kháng sinh thường dùng để chữa viêm họng do liên cầu khuẩn là Cephalosporins như Cephalexin  (Broncocef, Cefakid 250mg); Clindamycin (Clintaxin, Unilimadia 300mg, Unilimadia 600mg), thuốc chứa thành phần erythromycin.

Nếu tớ được cho thuốc uống kháng sinh, tớ phải uống đủ liều, ngay cả khi tớ đã cảm thấy khá hơn và các triệu chứng biến mất. Nếu viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị bằng kháng sinh, hoặc nếu tớ không hoàn thành quá trình điều trị, bệnh có thể xấu đi hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến các bệnh khác như áp-xe amidan hoặc vấn đề về thận. Nhiễm trùng liên cầu khuẩn không được điều trị có thể dẫn đến sốt thấp khớp (một bệnh ảnh hưởng đến tim)…

Những khi tớ bị viêm họng nhẹ, mẹ tớ thường áp dụng các cách sau:

  • Cho tớ uống nước ấm.
  • Súc miệng với nước muối.
  • Với các bạn nhỏ trên 4 tuổi, thì ba mẹ còn có thể cho ngậm các loại kẹo hoặc thuốc giảm viêm họng

Khi tớ bị viêm họng dai dẳng, nhức đầu, đau bụng, mệt mỏi, có hoặc không kèm theo sốt… mẹ liền đưa tớ đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nếu tớ ốm nặng, khó thở, khó nuốt (khiến tớ bị nhỏ dãi) thì có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, bệnh viêm thanh thiệt hay viêm nắp thanh quản ở trẻ (Epiglottitis).

Phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ em

Hầu hết các loại nhiễm trùng cổ họng dễ lây lan, chủ yếu được truyền qua không khí thông qua các giọt hơi ẩm hoặc trên bàn tay người bị nhiễm bệnh. Do đó, mẹ tớ luôn cố gắng giữ tớ tránh xa những người có các triệu chứng của bệnh này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người bị lây trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, vì vậy thực sự rất khó để ngăn chặn tớ khỏi nhiễm bệnh.

Trước đây, khi một đứa trẻ thường xuyên bị viêm họng, amiđan sẽ bị cắt để ngăn chặn sự nhiễm trùng liên tiếp. Tuy nhiên, hiện nay, cắt amiđan được khuyến cáo chỉ dành cho các trẻ bị bệnh rất nặng. Ngay cả trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, viêm họng tái phát nhiều lần do vi khuẩn thì điều trị kháng sinh vẫn là giải pháp tốt nhất thay vì cắt amiđan.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Sore Throat, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. Fist Aid: Sore Throat. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/sheets/sore_throat_sheet.html>.  [Ngày 08 tháng 10 năm 2014].
  3. Understanding Strep Throat. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/oral-health/understanding-strep-throat-treatment>. [Ngày 13 tháng 01 năm 2015]
  4. Sore throat. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/Sore-throat/Pages/Introduction.aspx>. [Ngày 13 tháng 01 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com