Sự kiện nổi bật

Những điều cần biết khi mang thai – Sức khỏe bà bầu P1

Một trong những điều cần biết khi mang thai là mẹ bầu cần nâng cao sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và tập luyện hợp lý. Ngoài ra, việc “nhồi dinh dưỡng” gấp đôi lượng bình thường vì phải “nuôi” 2 người là hoàn toàn không cần thiết.

Bạn có thể tham khảo những điều cần biết khi mang thai dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con bạn nhé.

Nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tốt nhất có thể

Chế độ ăn khi mang thai chỉ cần áp dụng:

Thức ăn chứa hàm lượng protein cao: như cá, thịt nạc, trứng, đậu, các loại hạt và sữa cũng như các loại thực phẩm từ sữa. Hai phần cá mỗi tuần và ít nhất một phần chứa dầu cá vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu đấy bạn ạ.

Cá giúp cung cấp protein, vitamin D, khoáng chất và axit béo omega-3. Omega-3 rất quan trong cho sự phát triển hệ thống thần kinh của bé. Tuy nhiên bạn nhớ không chọn loại cá có chứa thủy ngân (cá kiếm, cá kình, cá thu, cá ngừ, cá mập).

Thức ăn ít dầu mỡ: giảm bớt da động vật và thức ăn chiên xào mà thay vào đó là thức ăn hấp, luộc, kho.

Thức ăn không có quá nhiều đường: Chế độ ăn này có thể bao gồm ít nhất 5 loại rau củ trong một ngày. Bạn có thể ưu tiên dùng ngũ cốc nguyên hạt hay loại ít xay xát để bổ sung carbohydrate và cũng giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất xơ hơn (bánh mì nâu tốt hơn bánh mì trắng, gạo lức tốt hơn gạo trắng xay xát kĩ…).

Nếu bị tiểu đường thai kỳ phải giảm carbohydrate cho phù hợp. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin trong trường hợp không thể ăn khỏe hay bị bệnh nặng khiến không thể ăn nhiều và phong phú các loại dinh dưỡng.

Hãy đảm bảo bạn có thể bổ sung lương axit folic và vitamin D đầy đủ. Vì axit folic giúp làm giảm nguy cơ bé mắc phải khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống còn Vitamin D cần thiết trong sự phát triển của xương trong tương lai. Nhưng trước khi bổ sung thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nên dùng loại nào.

Nhung dieu can biet khi mang thai suc khoe ba bau p1 hinh anh

Những điều cần biết khi mang thai về chế độ ăn uống.

Đừng để cơ thể và tâm lý bị tuột dốc

Hạn chế căng thẳng và áp lực lên cuộc sống càng nhiều càng tốt có thể giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất.

Ngủ và tập thể dục đủ, đều đặn

Ít nhất 30 phút tập luyện với cường độ vừa phải mỗi ngày rất tốt cho việc đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Việc tập luyện đều đặn cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, để cơ thể có thể phục hồi sau mỗi ngày, bạn cần ngủ đầy đủ hàng đêm và hạn chế thức khuya.

Không cần ăn gấp 2 lần trong khi mang thai

  • Bạn không cần phải ăn khẩu phần dành cho hai người ngay từ khi bắt đầu mang thai đâu vì mẹ không cần bổ sung thêm calo trong 3 tháng đầu. Tổng lượng calo từ thức ăn chỉ cần khoảng 1800 calo/ngày
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ chỉ cần bổ sung thêm 300-350 calo/ngày. Tổng lượng calo khoảng 2200 calo/ngày.
  • Trong 3 tháng cuối mẹ cần bổ sung thêm khoảng 500 calo/ngày. Tổng lượng calo khoảng 2500 calo/ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn trong độ tuổi teen khi bắt đầu mang thai hoặc quá gầy thì đương nhiên mẹ sẽ phải bổ sung nhiều năng lượng cho cả 2 mẹ con hơn. Với mẹ nào bị thừa cân hoặc béo phì thì ngược lại, cần trao đổi với bác sĩ để giảm bớt lượng thức ăn và calo nạp vào trong thời gian mang thai cho phù hợp.

Để biết mình có cung cấp đủ năng lượng trong thai kỳ hay không, bạn chỉ cần cân trọng lượng cơ thể thường xuyên và so sánh với tiêu chuẩn cân nặng khi mang thai xem có đủ chuẩn không mà thôi.

Quan hệ tình dục khi mang thai

Một trong những điều cần biết khi mang thai là chuyện quan hệ tình dục, và nếu không có chỉ định của bác sĩ thì bạn vẫn có thể quan hệ khi mang thai.

Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với chồng về các cách quan hệ gây khiến bạn cảm thấy khó chịu và hãy đi bác sĩ ngay nếu quan hệ tình dục làm mẹ đau, xuất huyết âm đạo hay rỉ dịch.

Chăm sóc vật nuôi

Hãy giữ cho vật nuôi khỏe mạnh và tiêm ngừa cho chúng đầy đủ. Nếu bạn có nuôi mèo thì hãy tuân theo các chỉ dẫn phù hợp để không bị nhiễm bệnh toxoplasmosis gây nguy hiểm cho thai nhi.

Cẩn thận với bệnh Lyme

Bạn nhớ tránh lui tới những khu vực mà bệnh Lyme đang diễn ra, hay đảm bảo bảo vệ bản thân an toàn.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng hay các vật dụng khác không được xài chung (và không để lông của các bàn chải đánh răng chạm vào nhau). Để cho an toàn, bạn có thể sử dụng các loại ly, cốc dùng một lần trong nhà tắm.

An toàn khi ăn uống

Để hạn chế bị nhiễm bệnh từ con đường thực phẩm, hãy tập cho mình thói quen chuẩn bị và lưu trữ thức ăn một cách an toàn bạn nhé. Đừng tiếc và ăn cố những thức ăn đã có mùi hay có dấu hiệu hư hỏng.

Nhung dieu can biet khi mang thai suc khoe ba bau p3 hinh anh

Những điều cần biết khi mang thai – an toàn khi ăn uống

Du lịch khi mang thai

Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn quyết định đi du lịch xa nhà về tình trạng của mình xem có an toàn hay không, hay cần chích ngừa gì trước khi đi tới địa điểm đó. Bạn cũng cần để ý liệu thức ăn và đồ uống nơi đó có an toàn không, các dịch vụ chăm sóc y tế tại địa điểm tới như thế nào trong trường hợp cấp cứu.

Dưới đây là chùm bài du lịch khi mang thai bạn nên xem để “update” lại hành lý trước khi khởi hành:

>> Chọn phương tiện đi du lịch khi mang thai tháng thứ 5 an toàn

>> Những lưu ý khi đi máy bay cho bà bầu 5 tháng

>> Đi du lịch khi mang thai tháng thứ 5 cần chuẩn bị những gì?

>> Hãy sẵn sàng những điều này trước khi đi du lịch

>> Có nên đi du lịch khi mang thai tháng thứ 8?

Bạn cũng nên tránh ngồi quá lâu trong xe hay máy bay vì có thể ảnh hưởng tới việc tuần hoàn máu ở chân, cố gắng hạn chế lái xe không quá 5 – 6 giờ mỗi ngày. Nếu đi một quãng đường dài thì bạn hãy giải lao thường xuyên để thư giãn chân.

Nếu đi máy bay thì bạn nhớ đứng dậy đi tới đi lui thường xuyên khi không có đèn báo nên cài dây an toàn. Khi ngồi thì bạn nên cài dây ăn toàn và lựa tư thế ngồi thoải mái.

Trong lúc đi, nhớ mang theo một bản sao về tình trạng y tế của bản thân và tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc y tế tại địa điểm đến trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn nghi ngờ mình đang có vấn đề gì với thai nhi thì đừng đợi về nhà mới khám bác sĩ mà nên đi khám ngay trước lúc đi.

Nếu bạn đang mang thai, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu và chưa có kinh nghiệm gì về vấn đề sinh đẻ thì xem thêm: Những điều cần biết khi mang thai – Sức khỏe bà bầu P2 – biết để bảo vệ bé con mẹ nhé!




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. 10 steps to a healthy pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.babycentre.co.uk/a536361/10-steps-to-a-healthy-pregnancy>. [Ngày 03 tháng 03 năm 2015]
  3. Staying healthy and safe. Tham khảo tại: <http://womenshealth.gov/pregnancy/you-are-pregnant/staying-healthy-safe.html>. [Ngày 03 tháng 03 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com