Nuôi con

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm để tránh bị hóc thức ăn

Cho bé ăn dặm là một công việc đòi hỏi mẹ phải tốn rất nhiều công sức, thời gian cũng như phải luôn chú ý đến bé. Có một số điều ba mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm để theo dõi phản ứng của bé đối với thức ăn và tránh cho bé bị hóc như sau:

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

Các bé ở độ tuổi này rất dễ bị hóc thức ăn, dưới đây là một vài điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm để tránh tình trạng hóc thức ăn ở trẻ:

  • Tuyệt đối không cho bé ăn bơ lạc. Các loại hạt, cả quả nho, bỏng ngô, đậu chưa nấu kĩ, cần tây, kẹo cao su, kẹo cứng và các thức ăn cứng khác cũng không an toàn cho bé đâu.
  • Khi cho trẻ ăn pho mát và thịt các mẹ nên cắt theo chiều dọc, theo thớ thành từng thanh nhỏ để bé thử nhai mà không thể cắn rời được miếng nào ra, tránh gây hóc. Nếu cho bé ăn trứng, các mẹ nên bắt đầu từ lòng đỏ trước cho dễ tiêu, sau 2 tháng có thể cho bé ăn cả lòng đỏ và lòng trắng. Hầu hết các bé đều thích trứng, cá ít tanh và tôm (trừ trường hợp dị ứng không được ăn).
  • Tới khi bé được 1 tuổi, hầu hết các bé có thể ăn các loại thức ăn cùng gia đình nếu các mẹ cắt thức ăn đủ nhỏ và không có thứ dễ hóc cho con ăn. Hiện nay có một số quan niệm cho rằng em bé không thể ăn cho đến khi có nhiều răng. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì bé vẫn có thể nghiền nát thức ăn bằng lợi và lưỡi.

Nếu không tập cho bé ăn thức ăn cắt nhỏ sớm hoặc thay đổi cách ăn một cách đột ngột (từ nghiền sang thái nhỏ quá nhanh), một số bé sẽ rất khó chịu với những cục lổn nhổn trong thức ăn, thậm chí có bé sẽ mất thời gian dài mới thích ứng được kiểu ăn này.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-cho-be-an-dam-tranh-bi-hoc-thuc-an-hinh-anh1

Tới khi được 1 tuổi, bé có thể nghiền nát thức ăn bằng lợi và lưỡi
  • Thức ăn của bé dưới 2 tuổi không nên chứa đường, muối vì quá nhiều muối và đường sẽ không tốt cho thói quen ăn uống khi lớn lên của bé. Bên cạnh đó, thay vì ăn từ đĩa của mình, một số bé rất thích ăn từ đĩa/bát của bố mẹ mặc dù cùng một loại thức ăn như nhau, bố mẹ nên uốn nắn để bé ăn từ đĩa/bát của mình ngay từ lúc bắt đầu.
  • Khi tập cho bé tự bốc thức ăn, các mẹ đừng trông đợi quá nhiều ở con vì bé nào cũng sẽ làm rơi vãi, chơi với thức ăn vài tháng trước khi nhuần nhuyễn việc tự bốc, tự bón. Thông thường, bé sẽ thành thạo bốc thức ăn trước và sau đó tập bón bằng thìa, nĩa khi lớn hơn một chút (khoảng 1 tuổi). Bé sẽ cầm phía đầu cán thìa, sau đó là cán nĩa bằng cả nắm tay trước khi cầm được ở giữa cán thìa bằng vài ngón tay.
  • Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng thìa, các mẹ có thể giúp bằng cách xúc thức ăn trước cho bé, rồi cho bé tự đưa thức ăn vào miệng. Tuyệt đối không bón hộ con vì sẽ làm bé lười tập ăn.

Tự nấu ăn cho con – lợi cả đôi đường

Có một điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm là nếu tự làm thức ăn cho con, các mẹ sẽ dễ kiểm soát thành phần, phương pháp nấu và tiết kiệm hơn. Ngoài ra, nếu tự nấu ăn, các mẹ còn có thể sử dụng thực phẩm tươi, thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe cho con nếu muốn nữa đấy.

Những kinh nghiệm ban đầu với thức ăn sẽ tạo cho bé ý tưởng thế nào là ngon, vì vậy việc bắt đầu với những thực phẩm lành mạnh rất quan trọng với bé. Các mẹ nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có rất nhiều đường và muối.

Nếu không có nhiều thời gian để chế biến, các mẹ có thể chọn mua thức ăn chế biến sẵn. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chọn loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, không nhiều tinh bột, ít qua chế biến, có ít đường và muối.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm – Kỹ năng phòng tránh hóc thức ăn ở trẻ

Trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh hóc thức ăn ở trẻ là một trong những điều quan trọng  mà ba mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm.

nhung-dieu-can-luu-y-khi-cho-be-an-dam-tranh-bi-hoc-thuc-an-hinh-anh2

Lưu ý khi cho bé ăn dặm – Cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị hóc thức ăn

Hầu hết 90% các lần hóc, hoặc bé sẽ nôn ra hoặc nuốt vào miếng thức ăn bị hóc mà không cần sự giúp đỡ nào. Tuy nhiên, nếu bé không làm được vậy, bạn hãy lấy ngón tay móc ngay miếng thức ăn ra nếu bạn nhìn thấy nó còn trong mồm bé.

Nếu không thể nhìn thấy miếng thức ăn trong mồm, bạn hãy đặt bé nằm sấp trong lòng, ấn đầu bé xuống thấp và đặt chân bé lên cao. Giữ bé thật chặt bằng một tay và dùng tay kia đập vào giữa 2 bả vai bé bằng lòng bàn tay bạn đến khi miếng thức ăn rơi ra.




  1. Teach your child to feed themselves. Đọc thêm tại: <http://www.yourkidstable.com/2013/07/teach-your-child-to-feed-themselves.html>. [Ngày 16 tháng 9 năm 2014]
  2. Skip the strained peas let babies feed themselves. Đọc thêm tại: http://healthland.time.com/2012/02/10/skip-the-strained-peas-let-babies-feed-themselves. [ Ngày 16 tháng 9 năm 2014 ]
  3. Spock, B, Needlman, R, 2012, Baby and Childcare, 9th edn, Bookwell, Finland. [ Ngày 16 tháng 9 năm 2014 ]
  4. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. [Ngày 16 tháng 9 năm 2014 ]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com