Nuôi con

Những sai lầm khi dạy con cha mẹ cần lưu ý!

Nuôi dạy con từ lúc mới lọt lòng đến khi trưởng thành hẳn sẽ không ít lần ba mẹ mắc phải những sai lầm. Dưới đây là những sai lầm khi dạy con mà có thể bạn cũng mắc phải, cùng mekhonghoanhao điểm lại nhé!

Phê bình con một cách tiêu cực không phải là cách nuôi dạy con tốt

Phê bình đóng góp là một phần của quá trình nuôi dạy con. Tuy nhiên, để lời phê bình đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có sự khéo léo. Ví dụ: khi bé tự hào khoe với mẹ một bài thơ bé tự viết, mặc dù mẹ nghĩ nó rất dở nhưng cũng không nên chê thẳng ngay lập tức.

Thay vào đó, mẹ nên khích lệ bằng cách tìm những từ ngữ khen ngợi nhẹ nhàng để khích lệ bé và đồng thời góp ý cho bé để những lần sau bé làm tốt hơn. Tránh những nhận xét quá thẳng thắn tiêu cực không mang tính xây dựng như “Con làm thơ dở ẹc”, vì làm thế bé dễ tổn thương cảm xúc và có nguy cơ dẫn đến việc bé ngừng cố gắng nỗ lực trong những lần tiếp theo.

Nhung dieu ba me can tranh khi nuoi day con p1 hinh anh

Sai lầm khi dạy con là phê bình con quá mức

So sánh bé với các bạn khác

Cũng như người lớn, các bé rất ghét khi bị so sánh với người khác và bị chê là yếu kém. Bố mẹ nhớ để ý tránh những câu hỏi như “sao con không giỏi bằng bạn A?”.

Việc so sánh con mình với các anh chị em trong gia đình hoặc với bạn bè xung quanh dần dần sẽ hình thành trong bé tâm lý bi quan và có thể hủy hoại lòng tự hào của bé ngay cả khi bé đạt được thành tựu. Khi không còn cảm giác tự hào về việc mình làm, bé sẽ không còn sự cố gắng nỗ lực để phấn đấu nữa. Ngoài ra, việc bị so sánh sẽ vô tình tạo cho bé sự phân bì và ghen tị.

Khi bị tổn thương, đôi khi bé sẽ không muốn cố gắng đạt được những điều mà cha mẹ muốn, thậm chí có hành vi phản kháng ngược lại. Ba mẹ nên biết học cách chấp nhận rằng mỗi bé sẽ có một thế mạnh và một điểm yếu riêng. Vì vậy, thay vì phán xét những điểm yếu của bé, cha mẹ nên khuyến khích, cổ vũ để giúp trẻ phát triển những thế mạnh của bản thân, vì đó là con mình mà, đâu phải “con nhà người ta…”

Đỗ lỗi

Sẽ có một khoảng thời gian bạn gặp những khó khăn trong cuộc sống, một số người có thể lấy các bé hay bạn đời ra để giúp giải tỏa tâm lý cho mình và đổ lỗi lên con.

Khi nuôi dạy con, bố mẹ cần phải hạn chế nói những câu như “Con làm mẹ đau đầu quá”, “vì con mà mẹ lỡ dở hết công việc…” “Mọi sự rắc rối đều từ con mà ra”.

Không giữ lời hứa

Khi nuôi dạy con, bố mẹ không nên hứa sẽ làm một việc gì đó khi bản thân không chắc chắn sẽ làm được bởi vì trẻ em luôn có niềm tin vững chắc vào người lớn. Khi bố mẹ nói gì, bé sẽ coi đó là sự thật và mong chờ điều đó. Khi bố mẹ hứa mà lại vô tình quên thì đôi khi sẽ mang lại một nỗi thất vọng lớn cho bé, giảm sự tin tưởng vào bố mẹ. Vì vậy thay vì nói “ mẹ hứa…” thì mẹ nên nói là “ Mẹ sẽ cố gắng…”.

Nếu bạn hứa mà không thực hiện được, bạn nên chủ động chia sẻ với con lý do, để bé không có cảm giác bạn bỏ lơ và không quan tâm. Khi phát hiện ra bạn quên thực hiện lời hứa, hãy nhẹ nhàng xin lỗi bé và cùng trò chuyện để bù đắp lời hứa bạn chưa thực hiện. Hãy dạy cho bé cảm giác thế nào là tôn trọng người khác, bé sẽ dần hình thành thói quen tương tự.

Nhung dieu ba me can tranh khi nuoi day con p2 hinh anh

 Một trong những sai lầm khi dạy con là hứa nhưng không làm

Gán mác

Ba mẹ cần tránh những câu nói như “đồ làm biếng”  hay “ đồ ngốc”. Thay vì gọi bé như vậy thì mẹ nên giải thích cho bé hiểu cặn kẽ những điều mà mẹ không hài lòng về bé .

Ví dụ như khi bé ngủ dậy trễ và đến trường muộn, thay vì nói bé là “ đồ làm biếng” mẹ có thể nói là “ Mẹ không thể chấp nhận được việc hôm nào con cũng dậy trễ như vậy” đồng thời mẹ cũng phải tìm ra giải pháp để giúp bé dậy sớm và động viên bé mỗi ngày.

Mẹ cũng nên tránh những câu kiểu như “Con không có năng khiếu gì về âm nhạc cả vì vậy đừng phí thời gian vào việc tập đàn nữa”. Những câu nói như vậy sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này của con.

Ra lệnh

Những lời nói mang tính chất ra lệnh như “Im ngay” không cho con cơ hội giải thích hoặc tiếp tục cuộc nói chuyện với bạn sẽ khiến bé không ưng.

Mặc dù những câu nói như thế có thể làm bé nghe trong thời gian ngắn, nhưng rất dễ dẫn đến việc bé nổi loạn sau này. Những lời nói đó sẽ làm bé tổn thương và bé sẽ có suy nghĩ rằng người lớn không muốn nghe mình nói và sẽ khiến bé không muốn chia sẻ hay tâm sự bất cứ điều gì với người lớn.

Vì vậy trong quá trình nuôi dạy con, khi bé làm sai, mẹ hãy cho bé cơ hội được giải thích.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. The Effects of Academic Parental Pressure on kids. Đọc thêm tại: <http://motherhood.modernmom.com/effects-academic-parental-pressure-kids-10380.html>. [Ngày 01 tháng 12 năm 2014]
  2. Ten things parents shouldn’t say to their kids. Đọc thêm tại: <http://motherhood.modernmom.com/ten-things-parents-shouldnt-say-kids-8330.html>. [Ngày 01 tháng 12 năm 2014].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com