Sinh con

Phương pháp sinh hút có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Nếu sinh hút đúng chỉ định và kỹ thuật thì mẹ bầu cứ yên tâm vì đầu em bé có thể bị méo, sưng hoặc bầm nhưng thường thì tình trạng chấn thương không nghiêm trọng, không cần điều trị và sẽ hết sau vài ngày. Đây cũng là lý do mà bác sĩ sử dụng phương pháp sinh hút nhiều hơn kẹp lấy thai nhi.

Phương pháp dùng kẹp lấy thai và dùng giác hút đều có “nhiệm vụ” giống nhau

Giác hút là một dụng cụ hình chén bằng nhựa chụp lên đầu em bé, và dùng lực hút nhẹ để giúp đưa bé ra khỏi ống sinh. Lực hút nhằm ngăn đầu em bé tụt vào lại trong ống sinh giữa các cơn co thắt và hỗ trợ người mẹ khi rặn đẩy trong cơn co thắt.

Phương pháp giác hút được dùng ở khoảng 5% các ca sinh nở và cung cấp một lựa chọn thay thế thích hợp hơn dùng kẹp hay mổ lấy thai trong các tình huống nhất định.

Phương pháp sinh hút sử dụng nhiều hơn kẹp lấy thai nhi vì…

Bác sĩ sẽ dùng giác hút ở giai đoạn sinh nở với lý do giống với phương pháp dùng kẹp lấy thai. Phương pháp hỗ trợ sinh dùng giác hút gây ít vết thương cho âm đạo (và có thể ít khả năng cần rạch tầng sinh môn hơn) và ít cần gây tê cục bộ hơn phương pháp kẹp lấy thai. Đây cũng là một lý do vì sao hiện nay nhiều bác sĩ chọn dùng phương pháp này hơn kẹp lấy thai.

phuong-phap-sinh-hut-hinh-anh

Bác sĩ sẽ hỏi ý kiến mẹ và thường khuyên chọn phương pháp sinh hút hơn kẹp lấy thai nhi khi mẹ đẻ khó

Những em bé được sinh ra với sự hỗ trợ của giác hút bị vài vết sưng trên da đầu, nhưng thường không nghiêm trọng và không cần được điều trị mà sẽ mất đi trong vài ngày.

Cũng giống trường hợp dùng kẹp lấy thai, nếu không thành công trong việc đưa em bé ra ngoài với phương pháp dùng giác hút, có thể cần phải mổ để lấy em bé ra.

Trong khi sinh, nếu bác sĩ đề nghị cần dùng giác hút để đẩy nhanh quá trình, bạn có thể yêu cầu được nghỉ ngơi một chút (nếu thời gian cho phép) trước khi cố gắng lần nữa. Việc nghỉ ngơi giúp bạn lấy lại năng lượng và sức lực để rặn đẩy em bé ra một cách hiệu quả.

Bạn cũng có thể thử thay đổi tư thế: chống người trên cả hai tay hai chân, hoặc ngồi xổm; trọng lực có thể làm dịch chuyển đầu em bé.

Trước khi bạn vào phòng sinh, hỏi bác sĩ bất cứ câu hỏi nào bạn còn thắc mắc về khả năng dùng giác hút (hoặc kẹp lấy thai). Càng biết nhiều thì bạn càng có sự chuẩn bị tốt hơn cho những gì có thể xảy ra trong khi sinh em bé.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Vacuum Extraction. Đọc thêm tại: < http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/vacuum-extraction/basics/definition/prc-20020448>. [Ngày 18 tháng 12 năm 2015]
  2. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th ed, Workman Publishing, USA. P 375 – 376.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com