Sinh con

Phương pháp vỡ ối nhân tạo, liệu có an toàn?

“Túi nước ối của tôi không tự vỡ được, nên bác sĩ sẽ phải làm vỡ ối nhân tạo. Phương pháp vỡ ối nhân tạo này có nguy hiểm hay có đau lắm không?”

Thủ thuật vỡ ối nhân tạo có làm mẹ đau?

Hầu hết phụ nữ mang thai thật ra không cảm thấy gì khi được làm vỡ ối nhân tạo, đặc biệt khi họ đã ở giai đoạn chuyển dạ bởi lúc này thai phụ đang phải đối mặt với cơn đau còn kinh khủng hơn nhiều. Nếu bạn cảm thấy hơi khó chịu, điều đó có thể bị gây ra khi que amniohook (que nhựa dài trông giống que móc len, được dùng để tiến hành thủ thuật) được đưa vào âm đạo chứ không phải do rách túi ối.

Tất cả những gì bạn sẽ thật sự cảm nhận được là dòng nước bắn ra, và hi vọng sớm theo sau đó là các cơn co thắt nhanh hơn và mạnh hơn sẽ khiến em bé di chuyển. Việc làm vỡ ối nhân tạo còn được thực hiện nhằm có thể tiến hành các thủ thuật khác, chẳng hạn như theo dõi thai nhi bên trong, khi cần thiết.

Vì sao cần làm vỡ ối nhân tạo?

Việc làm vỡ ối nhân tạo không có vẻ làm giảm nhu cầu dùng pitocin nhưng dường như làm giảm thời gian chuyển dạ – ít nhất là với các chuyển dạ do kích thích, và nhiều bác sĩ quyết định làm vỡ ối nhân tạo để thúc đẩy quá trình chuyển dạ khi nó diễn ra quá chậm.

Nếu không có lý do phải làm điều đó (quá trình chuyển dạ đang diễn ra bình thường), bạn và bác sĩ có thể quyết định chờ và để túi ối vỡ một cách tự nhiên.

Đôi khi, màng túi ối ngoan cố không chịu vỡ ra mà vẫn nguyên vẹn suốt quá trình sinh nở (em bé chào đời với túi nước ối bọc bên ngoài, và sẽ cần bị xé rách ngay khi em bé ra khỏi bụng mẹ), và điều này cũng không phải là xấu nên bạn không cần lo lắng.

Phương pháp vỡ ối nhân tạo liệu có an toàn

Làm vỡ ối nhân tạo nếu quá trình chuyển dạ diễn ra quá chậm

Quy trình vỡ ối nhân tạo

Bước 1: Bác sĩ sẽ đưa mẹ vào phòng riêng để giải thích về quy trình làm vỡ ối nhân tạo, và chỉ thực hiện khi được mẹ chấp thuận.

Bước 2: Thực hiện các bước chuẩn bị như siêu âm xem vị trí thai, cho mẹ vào toilet làm rỗng bàng quang, lấy các chỉ số, và đo tim thai…

Bước 3: Bác sĩ sẽ thăm khám âm đạo của mẹ trước để xác nhận vị trí của bé, và đảm bảo rằng không có bất kỳ biến chứng nào ngăn cản quy trình làm vỡ ối nhân tạo. Quá trình này có thể sẽ khiến mẹ khó chịu một chút.

Bước 4: Bác sĩ thực hiện làm vỡ ối nhân tạo bằng cách luồn que amnihook dọc theo ngón tay, và xoay ngược lên để xé rách màng ối.

Bước 5: Sau khi vỡ ối, màu sắc, mùi, chất và lượng của nước ối sẽ được theo dõi để đảm bảo mọi thứ đều bình thường. Tim thai cũng được kiểm tra một lần nữa để can thiệp kịp thời nếu cần. Sau đó mẹ sẽ được theo dõi định kỳ như đo thân nhiệt & huyết áp mỗi 2 tiếng và bắt mạch xem ối mỗi 30 phút cho đến khi sinh.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Trang 373 – 374.
  2. Artificial ruptures of membranes. Tham khảo tại: <http://www.kemh.health.wa.gov.au/development/manuals/O&G_guidelines/sectionb/5/b5.1.2.pdf>. [Ngày 19 tháng 12 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com