Mẹ không hoàn hảo

Rối loạn nhai lại ở trẻ nhỏ

Rối loạn nhai lại (Rumination disorder) thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, trẻ sẽ nôn ngược những thức ăn đã nuốt trước đó và đã được tiêu hóa một phần để nhai lại. Rối loạn nhai lại được coi là rối loạn ăn uống nếu trước khi có hành vi này trẻ ăn uống bình thường.

Trong đa số trường hợp thức ăn được nhai lại sẽ được nuốt xuống, nhưng cũng có trường hợp trẻ sẽ nhả số thức ăn này ra.

Rối loạn nhai lại được coi là rối loạn ăn uống nếu trước khi có hành vi này trẻ ăn uống bình thường, sau khi xuất hiện, hành vi này xảy ra thường xuyên – hầu như mỗi ngày – trong vòng ít nhất 1 tháng. Trẻ  sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ biểu hiện triệu chứng trong khi ăn hay ngay sau khi ăn.

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc rối loạn nhai lại

Triệu chứng của rối loạn nhai lại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm có:

Ngoài ra, trẻ sơ sinh mắc rối loạn nhai lại còn có thể có những hành động bất thường đặc trưng cho rối loạn này. Những cử động này bao gồm cong lưng, ngả đầu về phía sau, co thắt cơ bụng và miệng có hành động như đang mút. Đây là những hành động khi trẻ sơ sinh đang cố gắng nôn thức ăn ra. Đôi khi cha mẹ cũng có thể phát hiện ra hành vi nhai lại, trẻ thường tỏ ra thích thú khi làm hành động này.

Nguyên nhân của rối loạn nhai lại

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này vẫn chưa được tìm ra, vì đây là một rối loạn tiêu hóa nên không bị gây ra bởi sự nhiễm trùng hay viêm sưng.

Ở một số trẻ em, sự nhai lại diễn ra vào những thời điểm căng thẳng quan trọng như là một biểu hiện của sự chối bỏ, hoặc những trẻ trước đây từng trải qua một rối loạn ăn uống nghiêm trọng hơn, như chứng háu ăn.

Trong vài trường hợp, các sự kiện căng thẳng diễn ra trong cuộc sống có thể được tìm thấy vào lúc trẻ khởi phát triệu chứng. Dù vậy, rối loạn này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi sự kiện gây ra căng thẳng đã được giải quyết.

Ở một số trẻ em, sự nhai lại diễn ra vào những thời điểm căng thẳng

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc hội rối loạn nhai lại đều không có nguyên nhân rõ ràng.

Một số yếu tố góp phần vào việc phát triển triệu chứng của rối loạn nhai lại như:

Chẩn đoán rối loạn nhai lại

Nếu triệu chứng của rối loạn nhai lại xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá bằng cách hỏi bệnh và khám tổng quát cho trẻ. Bác sĩ có thể dùng một số xét nghiệm như chụp X-quang và xét nghiệm máu để tìm và loại trừ những tình trạng khác có thể gây ra việc nôn ở trẻ, ví dụ như các tình trạng về dạ dày, ruột.

Các xét nghiệm cũng giúp bác sĩ đánh giá xem hành vi này ảnh hưởng đến cơ thể trẻ như thế nào bằng cách quan sát để tìm dấu hiệu mất nước và thiếu dinh dưỡng.

Để kết luận chẩn đoán rối loạn nhai lại chính xác hơn, các bác sĩ có thể tiến hành xem xét những thói quen ăn uống của trẻ, ví dụ như quan sát trẻ trong hoặc sau khi ăn.

Bác sĩ có thể quan sát trẻ ăn để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn

Điều trị rối loạn nhai lại

Bởi vì nhai lại là một hành vi mà trẻ học được, việc điều trị cho tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi hành vi của trẻ. Chương trình điều trị hành vi cho rối loạn nhai lại bao gồm các kĩ thuật đảo ngược thói quen thông qua sử dụng phương pháp thở đặc biệt (thở bằng cơ hoành) để tránh việc thôi thúc nôn thức ăn ra.

Rối loạn nhai lại của trẻ sẽ hết khi trẻ được cho làm các hành vi đảo ngược thói quen này, vì trẻ không thể vừa thực hiện các hành động này vừa nôn thức ăn ra nhai lại cùng lúc.

Một số kĩ thuật khác trong liệu pháp hành vi bao gồm:

Bên cạnh đó, việc trị liệu tâm lý cho người mẹ hoặc cho cả gia đình có thể có ích nhằm cải thiện giao tiếp và giải quyết bất kì cảm giác tiêu cực nào về trẻ do hành vi của trẻ gây ra. Ngoài ra, cha mẹ cần biết rằng, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị rối loạn nhai lại.

Có thể ngăn ngừa rối lọan nhai lại không?

Không có cách nào để ngăn ngừa rối loạn nhai lại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu như cha mẹ chú ý đến thói quen ăn uống của trẻ khi ở nhà, cha mẹ có thể phát hiện ra rối loạn nhai lại trước khi những biến cố nghiêm trọng có thể xảy ra.