Mang thai

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6: Tuần 23 – Tuần 27

Khi mẹ mang thai tháng thứ 6, bên cạnh chiều cao cân nặng tăng lên, các cơ quan nội tạng của bé cũng đang phát triển hoàn thiện. Chúng mình cùng khám phá những thay đổi thú vị trong sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 23

Khi mang thai tuần thứ 23, nếu như có một chiếc “cửa sổ” có thể mở vào buồng tử cung thì các mẹ sẽ thấy, lớp da của con hơi chùng và chỉ đắp nhẹ lên bên ngoài cơ thể nhỏ bé của con.

Điều này xảy ra do da của con phát triển nhanh hơn mỡ, khiến cho lớp mỡ này không đủ dày để theo kịp lớp da bên ngoài. Tuy nhiên, các mẹ đừng lo lắng gì cả, vì lớp mỡ này sẽ phát triển kịp với tốc độ phát triển của da.

Bắt đầu từ tuần này, bé cưng của mẹ có chiều dài khoảng 20cm và cân nặng khoảng 450 gram, bé sẽ bắt đầu tăng cân dần dần (đồng nghĩa với sự tăng cân của mẹ).

su-phat-trien-thai-nhi-thang-thu-6-tuan-23-den-tuan-27-hinh-anh1

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 23 đã lớn như quả lê rồi ấy

Trên thực tế, vào cuối tháng này, bé cưng của mẹ sẽ nặng gấp đôi thời điểm hiện tại (nhưng may mắn thay, cân nặng của các mẹ thì không tăng nhiều như vậy). Nhờ sự lắng đọng chất mỡ ở da mà con sẽ bớt trong suốt hơn trước.

Các cơ quan nội tạng và xương của thai nhi 23 tuần tuổi vẫn có thể được nhìn thấy xuyên qua lớp da. Da của con sẽ có màu hơi đỏ nhờ vào sự phát triển của hệ thống động mạch – tĩnh mạch phân bố ngay bên dưới lớp da. Nhưng đến khi con được 8 tháng trong bụng mẹ thì con sẽ không còn trong suốt nữa!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 24

Với cân nặng khoảng 680 gram và chiều dài khoảng 22 cm, ở tuần này của thời điểm mang thai tháng thứ 6, bé cưng đã tăng trưởng vượt qua kích thước của các loại trái cây mà mẹ vẫn thường hay dùng để so sánh.

Mỗi tuần con tăng cân khoảng 170 gram, không nhiều như mẹ. Hầu hết sự tăng cân này đều là từ sự tích lũy mô mỡ, phát triển các cơ quan nội tạng, xương và hệ cơ của con.

su-phat-trien-thai-nhi-thang-thu-6-tuan-23-den-tuan-27-hinh-anh2

Còn đây là kích thước của thai nhi ở tuần 24 nè mẹ ơi

Lúc này đây, khuôn mặt bé bỏng xinh xắn của con đã gần như hoàn chỉnh, lông mi, lông mày và những nhúm tóc lưa thưa trên đầu đã xuất hiện cả rồi. Chắc hẳn mẹ sẽ rất thắc mắc, không biết hiện giờ tóc con sẽ có màu gì nhỉ? Thực sự thì tóc của con chỉ có màu trắng như tuyết thôi, bởi vì hệ thống sắc tố trên tóc con vẫn chưa xuất hiện.

>> Mang thai tuần 24: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 25

Sự tăng trưởng của con đang ngày càng nhanh cả về chiều dài lẫn cân nặng, và bé cưng đã đạt tới hơn 23 cm và hơn 680 gram rồi. Đồng thời, những sự phát triển thú vị khác cũng đang bắt đầu.

Hệ thống mao mạch phong phú đang được tạo thành ở bên dưới lớp da và dòng máu đang tuần hoàn trong đó. Vào thời điểm kết thúc của tuần này, các túi khí nối liền với mạng mao mạch cũng sẽ phát triển dần trong phổi của con, giúp chuẩn bị sẵn sàng cho con hít thở những nhịp đầu tiên ngay khi được sinh ra.

su-phat-trien-thai-nhi-thang-thu-6-tuan-23-den-tuan-27-hinh-anh3

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 ở tuần 25

Tuy nhiên, các mẹ mang thai tháng thứ 6 cũng nên nhớ rằng, thai nhi 25 tuần tuổi vẫn chưa thể thở được bởi vì vẫn còn rất nhiều bước phát triển quan trọng khác nữa.

Mặc dù lúc này, phổi của con đã có lớp chất surfactant – một loại chất giúp cho phổi có thể nở rộng ra sau sinh, nhưng phổi của con vẫn còn chưa đủ phát triển để có thể vận chuyển được khí oxy vào trong máu và tống khí cacbonic ra ngoài (hay còn gọi là thở).

Nhân tiện nói về việc thở, hai lỗ mũi của con, trước giờ vốn dĩ vẫn đóng, đã bắt đầu mở ra trong tuần này rồi đấy. Điều này cho phép con bắt đầu tập luyện việc “hít thở”. Dây thanh âm của con cũng bắt đầu thực hiện chức năng của mình, vì thế thỉnh thoảng con có thể nấc cụt, và các mẹ chắc chắn sẽ nhận thấy được điều này.

>> Mang thai tuần 25: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 26

Vào tuần thứ 26, cân nặng của bé trong lúc này khoảng 900gram, và chiều dài được ước tính là khoảng hơn 23 cm.

Một sự phát triển quan trọng khác trong tuần này là: Mắt của con bắt đầu mở ra. Mí mắt của con vẫn đóng trong những tháng trước để giúp cho võng mạc của mắt – nơi cho phép các hình ảnh nhìn thấy được tập trung sắc nét – bắt đầu phát triển. Con ngươi của mắt (tròng đen) vẫn chưa có màu sắc gì vì chưa có sắc tố, nên vẫn còn quá sớm để biết được màu mắt của con lúc này.

su-phat-trien-thai-nhi-thang-thu-6-tuan-23-den-tuan-27-hinh-anh4

Hí hí, thai nhi 26 tuần tuổi đã lớn như bắp cải rồi cơ

Đồng thời, mắt con bây giờ đã có thể nhìn được – dù rằng cũng chẳng có nhiều thứ để quan sát từ bên trong buồng tử cung tối đen như mực. Tuy nhiên với sự nhạy cảm cao về ánh sáng cũng như âm thanh mà con hiện tại có được, các mẹ sẽ nhận thấy sự tăng động từ bé yêu của mình khi con nhìn thấy ánh sáng hoặc nghe những âm thanh ồn ào.

Trên thực tế, nếu có một âm thanh dạng rung động khá lớn ở gần bụng của các mẹ thì bé sẽ phản ứng lại bằng cách chớp mắt và giật mình.

>> Mang thai tuần 26: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 27

Vào tuần thứ 27, bé đã đạt đến một mốc tăng trưởng mới trong tuần này rồi đấy.

Từ giờ sẽ không cần dùng khoảng cách đầu – mông để đo chiều dài của con nữa mà thay vào đó ta sẽ dùng khoảng cách từ đầu đến ngón chân. Và chiều dài này đã đạt tới mốc hơn 38 cm, tức là hơn hẳn một bàn chân của người lớn.

su-phat-trien-thai-nhi-thang-thu-6-tuan-23-den-tuan-27-hinh-anh5

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 – Thai nhi 27 tuần tuổi

Cân nặng của con cũng đã tăng lên, vượt hơn 900 gram trong tuần này. Có một thông tin khá thú vị lúc này mà có thể mẹ sẽ muốn biết đây: Con có nhiều nụ vị giác trong lưỡi hơn so với khi được sinh ra (và thậm chí là sau đó).

Điều này có nghĩa là con không chỉ có thể nếm được vị khác nhau của nước ối khi các mẹ ăn nhiều thức ăn khác nhau, mà con còn có thể phản ứng lại với những vị đó nữa. Ví dụ, nhiều bé khi gặp phải vị cay thì sẽ nấc cụt hoặc sẽ đạp vào bụng mẹ đấy.

>> Mang thai tuần 27: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì?

Mẹ có thể xem sự phát triển của bé con từ tuần 21 đến 27 nè:




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 262-265.
  2. Pregnancy: The sixth month. Đọc thêm tại: <http://www.aboutkidshealth.ca/en/resourcecentres/pregnancybabies/pregnancy/thepregnantmother/pages/the-sixth-month.aspx>. [Ngày 6 tháng 8 năm 2015]
  3. 6th month pregnancy diet. Which foods to eat and avoid?. Đọc thêm tại: <http://www.momjunction.com/articles/6th-month-pregnancy-diet-foods-eat-avoid_0073973/>. [Ngày 6 tháng 8 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com