Mẹ không hoàn hảo

Sưng nướu, chảy máu chân răng khi mang thai tháng thứ 4

Lo lắng khi bị sưng nướu, chảy máu chân răng khi mang thai tháng thứ 4, mẹ phải làm gì để khắc phục vấn đề răng miệng này. Có cách nào giúp mẹ chăm sóc răng miệng tốt hơn? Mẹ có nên thực hiện các thủ thuật nha khoa và liệu chúng có an toàn cho thai kỳ của mẹ?

Sưng nướu, chảy máu chân răng khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm?

Hãy cười lên nào, mẹ đang mang thai đấy! Bởi vì mẹ quá tập trung vào bụng của mình, nên rất dễ bỏ sót phần răng miệng – cho đến khi nó hét toáng lên đòi quyền công bằng. Các vấn đề về răng miệng là chuyện rất thường gặp khi mẹ đang mang thai nói chung hay mang thai tháng thứ 4 nói riêng.

Thai kỳ không phải là nguyên nhân gây ra viêm nướu. Nếu phụ nữ mang thai không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thì sự thay đổi hormone không có lợi cho nướu của mẹ có thể thúc đẩy đáp ứng của mô nướu đối với vi khuẩn mảng bám, kết quả là dẫn đến tình trạng sưng đỏ, chảy máu chân răng khi mang thai. Gọi là viêm nướu thai kỳ. Những hormone đó cũng làm cho nướu mẹ trở nên nhạy cảm hơn với những mảng bám và vi khuẩn, điều này có thể làm cho vấn đề răng miệng trở nên tệ hơn ở một phụ nữ, dẫn tới viêm nướu răng (tổn thương viêm của nướu), và thậm chí gây sâu răng.

Chăm sóc răng miệng thật tốt khi mang thai tháng thứ 4

Trong giai đoạn mang thai, để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh và có nụ cười tươi, mẹ cần chú ý:

Mẹ cần có cách chăm sóc răng miệng tốt để “nói không” với các bệnh răng miệng

Đừng quên bổ sung canxi mẹ nhé

Khi nào cần đi khám nha khoa?

Nếu mẹ nghi ngờ mình bị sâu răng hay bệnh lý răng hoặc nướu khác, mẹ nên đi khám nha sĩ hoặc khám theo lịch trước đó. Viêm nướu không điều trị có thể gây ra những bệnh lý về nướu nghiêm trọng hơn. Đi kèm với các biến chứng thai kỳ, những mảng bám không được vệ sinh sạch sẽ hay bệnh lý về răng không được điều trị có thể trở thành nguồn nhiễm trùng cho em bé(nhiễm trùng không tốt cho mẹ lẫn em bé).

Nếu không đơn thuần chỉ là vấn đề viêm nướu trong thai kỳ, nó sẽ là vấn đề khác. Nếu mẹ thấy có một cái nốt ở vùng nướu và nó chảy máu mỗi khi mẹ chải răng thì hãy đi kiểm tra. Có khả năng đó là do nhiệt miệng hay là u hạt sinh mủ (còn được nhắc tới với cái tên đáng e ngại “khối u thai kỳ”, mặc dù thực tế là nó vô hại). U hạt sinh mủ là tổn thương mạch máu trên da và niêm mạc tương đối lành tính, và chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone khi mang thai có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này, xảy ra ở 5% phụ nữ mang thai và một số trường hợp sử dụng thuốc ngừa thai đường uống nhưng hiếm gặp. Nó thường gây ra những phiền toái hơn là những vấn đề khác, nốt này thường tiêu đi sau khi sinh, tuy nhiên, khi nó gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ trước khi sinh, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể giúp mẹ loại bỏ chúng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ cần thực hiện các thủ thuật nha khoa khi đang mang thai tháng thứ 4? Thật may mắn là hầu hết các thủ thuật nha khoa chỉ cần gây tê tại chỗ là đủ và an toàn. Liều thấp NO (dạng xịt) cũng an toàn khi sử dụng sau tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng những thuốc giảm đau khác nên tránh trong thai kỳ. Trong những trường hợp cần sử dụng kháng sinh trước và sau khi thực hiện thủ thụât nha khoa, hãy kiểm tra với bác sĩ mẹ nhé.