Chăm sóc bà bầu

Suy giáp khi mang thai và cách kiểm soát bệnh

Suy giáp khi mang thai có nguy hiểm không? Uống thuốc và điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Các mẹ tham khảo bài viết này để biết cách xử lý tốt nhé!

Bệnh lý về tuyến giáp có thể gây ra tình trạng cường giáp khi tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone vượt quá nhu cầu của cơ thể; hoặc suy giáp làm giảm khả năng sản xuất hormone. Nếu mẹ bị bệnh mãn tính suy giáp từ trước thì khi mang thai mẹ vẫn nên sử dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Suy giap khi mang thai va cach kiem soat benh p1 hinh anh1

Suy giáp khi mang thai có nguy hiểm không

Kiểm soát bệnh suy giáp từ trước khi mang thai

Suy giáp là gì: Suy giáp còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hoặc nhược năng tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone thyroxine, mẹ bị suy giáp khi mang thai nếu không điều trị sẽ có khả năng bị sinh non, nhau thai phát triển bất thường, sinh con nhẹ cân và xuất huyết sau sinh. Lượng hormone tuyến giáp thấp cũng liên quan đến chứng trầm cảm của mẹ khi mang thai và sau sinh
Các hormone tuyến giáp của người mẹ rất quan trọng, vì chúng cần thiết cho sự phát triển bộ não của thai nhi trong giai đoạn đầu. Suy giáp khi mang thai sẽ khiến thai nhi không nhận đủ lượng hormone này trong 3 tháng đầu thai kỳ dẫn đến các vấn đề về phát triển hệ thần kinh và có thể bị điếc. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu, thai nhi có thể tự sản xuất các hormone tuyến giáp và không bị ảnh hưởng khi lượng hormone tuyến giáp của mẹ bị giảm. Chính vì vậy, mẹ bị suy giáp khi mang thai chỉ cần duy trì uống thuốc điều trị sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu.

Suy giap khi mang thai va cach kiem soat benh p1 hinh anh 2

Mẹ cần uống thuốc đúng liều lượng nếu bị suy giáp khi mang thai

Tuy nhiên, liều lượng thuốc cần được kiểm soát chứ không thể dùng tùy ý. Cơ thể cần sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn khi mang thai, vì vậy mẹ bầu cần trao đổi với các chuyên gia khoa sản và nội tiết tố để đảm bảo mình dùng đúng liều. Liều lượng thuốc sẽ được kiểm soát theo định kỳ trong thời gian mang thai và sau sinh để điều chỉnh liều lượng nếu cần.
Levothyroxine (LT4) là loại hormone tương tự như hormone tuyến giáp tự nhiên trong cơ thể vì vậy mẹ có thể dùng trong thai kỳ. Trong thời gian mang thai, bác sĩ có thể điều trị suy giáp bằng hormone tuyến giáp tổng hợp gọi là thyroxine (giống với hormone T4 trong cơ thể). Nếu mẹ mắc bệnh suy giáp từ trước thì trước khi mang thai, bác sĩ sẽ tăng liều điều trị thyroxine để duy trì chức năng tuyến giáp bình thường.
Trong thời gian mang thai, mẹ cũng nên kiểm tra chức năng tuyến giáp mỗi 6-8 tuần/lần để đảm bảo an toàn. Mẹ cũng cần để ý những dấu hiệu như mệt mỏi, táo bón, da khô,… để báo ngay với bác sĩ nhé. Vì những dấu hiệu này có thể đang báo động nồng độ hormone tuyến giáp của mẹ quá thấp hay quá cao đấy. Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách xem xét các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormone TSH, T3 và T4, từ đó tìm ra cách điều trị suy giáp khi mang thai phù hợp cho mẹ.

Suy giap khi mang thai va cach kiem soat benh p1 hinh anh 3

Kiểm tra chức năng tuyến giáp mỗi 6-8 tuần/lần

Thiếu iốt có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, vì vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung lượng iốt cho cơ thể bằng cách dùng muối có iốt và các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, thịt…

Ngoài ra, để an toàn cho sự phát triển của thai nhi, mẹ cần lưu ý những triệu chứng của bệnh cường giáp – bệnh nguy hiểm khi mẹ đang mang thai. Tuy nhiên căn bệnh này sẽ không nguy hiểm lắm nếu mẹ sớm nhận biết và điều trị đúng cách, mẹ tham khảo ở bài Mẹ mang thai mắc bệnh cường giáp có nguy hiểm không để biết rõ hơn về căn bệnh này nhé!




<ol>
<li>Heidi Murkoff &amp; Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.</li>
<li>Thyroid Disease and Pregnancy. Tham khảo tại: &lt;http://www.thyroid.org/faq-thyroid-disease-and-pregnancy/&gt;. [Ngày 1 tháng 04 năm 2015]</li>
<li>Pregnancy and Thyroid Disease. Tham khảo tại: &lt;http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/endocrine/pregnancy-and-thyroid-disease/Pages/fact-sheet.aspx&gt;. [Ngày 1 tháng 04 năm 2015]</li>
<li>Graves’ disease fact sheet. Tham khảo tại: &lt;http://womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/graves-disease.html?from=AtoZ&gt;. [Ngày 1 tháng 04 năm 2015]</li>
</ol>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com