Sức khỏe

Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe

Tác dụng của kẽm với cơ thể khá tuyệt vời, tuy không cần với số lượng lớn nhưng kẽm cũng không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Đặc biệt khi thiếu kẽm sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe nữa. Bài viết sẽ giúp bạn biết được lượng kẽm cần tiêu thụ mỗi ngày.

Kẽm là gì? Tác dụng của kẽm đối với cơ thể như thế nào? Có quan trọng không? Để tìm được câu trả lời thích hợp bạn tham khảo nội dung bên dưới nhé!

Tác dụng của kẽm đối với sức khoẻ

Không chỉ đơn thuần là một kim loại, kẽm còn được gọi là “nguyên tố vi lượng thiết yếu” bởi dù cho cơ thể cần 1 phần rất ít nhưng lại là phần không thể thiếu.

Kẽm đóng vai trò cofactor cho hơn 300 enzym tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hoá carbohydrate, chất béo, protein, axit nucleic và các vi chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra tác dụng của kẽm còn giúp ổn định thành phần tế bào và màng, tham gia vào việc tổng hợp DNA và quá trình biểu hiện gen. Kẽm là vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

Quan trọng nhất phải nói đến chức năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cân bằng phản ứng của cơ thể với các chứng nhiễm trùng, tham gia vào quá trình làm lành vết thương và sửa chữa mô.

Thiếu kẽm cơ thể có sao không?

Thiếu kẽm dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khoẻ như biếng ăn, ngủ lịm, tiêu chảy, chậm tăng trưởng, suy giảm chức năng miễn dịch.

Tac dung cua kem doi voi suc khoe hinh anh 1

Kẽm là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Trường hợp thiếu kẽm nặng còn dẫn đến việc bị rụng tóc, sụt cân, thoái hoá điểm vàng, suy giảm vị giác và khứu giác, viêm da, dậy thì muộn, liệt dương, thiểu năng,dẫn truyền thần kinh bị suy yếu và tổn thương thần kinh.

Lượng kẽm tiêu thụ khuyến khích hàng ngày

Tác dụng của kẽm với cơ thể khá tuyệt vời, tuy không cần với số lượng lớn nhưng kẽm cũng không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Dưới đây là lượng kẽm tiêu thụ khuyến khích mỗi ngày:

  • Đàn ông trưởng thành            : 11 mg/ngày
  • Phụ nữ trưởng thành              : 8 mg/ngày
  • Thai phụ 14 – 18 tuổi               : 13 mg/ngày;
  • Thai phụ trên 19 tuổi               : 11 mg/ngày;
  • Phụ nữ đang cho con bú        : 12 mg/ngày
  • Trẻ em 7 tháng – 3 tuổi           : 3 mg/ngày
  • Trẻ em 4 – 8 tuổi                     : 5 mg/ngày
  • Trẻ em 9 – 13 tuổi                   : 8 mg/ngày
  • Bé trai trên 14 tuổi                   : 11 mg/ngày
  • Bé gái 14 – 18 tuổi                   : 9 mg/ngày.

Hãy bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào khẩu phần ăn hàng ngày theo đúng độ tuổi và giới tính được khuyến cáo ở trên nhé. Xem thêm: 13 loại thực phẩm giàu kẽm nhất quả đất.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Jane Clarke, 2014, Complete Family Nutrition, 1st edn, DK Publishing, USA.
  2. Zinc. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-982-zinc.aspx?activeingredientid=982&activeingredientname=zinc>. [Ngày 07 tháng 04 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com