Sức khỏe

Tác dụng của omega 6 và omega 3 đối với sức khỏe

Bạn đã biết hết những tác dụng của omega 6 và omega 3 chưa? Chúng rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh đấy. Do tác dụng của omega 3 và omega 6 quan trọng và cơ thể không thể tự tổng hợp được nên chúng ta cần bổ sung chúng từ nguồn thực phẩm giàu chất béo hàng ngày.

Các axit béo thiết yếu này là axit béo không bão hòa đa và gồm 2 nhóm: omega 3 và omega 6, vốn có trong các loại dầu thực vật và các loại cá.

Axit béo Omega 3

Nhóm axit béo omega 3 gồm 3 loại chính:

  • alpha-linolenic acid (ALA)
  • eicosapentaenoic acid (EPA)
  • docosahexaenoic acid (DHA).

Các loại axit béo omega 3 này có trong các loại dầu thực vật, các loại hạt và các loại cá nhiều béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ vây xanh, cá mòi và cá nục… Tuy omega 3 thường được tìm thấy cả trong rau cải và hải sản, nhưng omega 3 từ hải sản được chứng minh là có lợi cho sức khỏe rõ nhất.

tac-dung-cua-omega-6-va-omega-3-doi-voi-suc-khoe-hinh-anh1

Các thực phẩm giàu omega 3

Tác dụng của omega 3 bao gồm:

  • Giảm lượng triglyceride và huyết áp (2 nhân tố liên quan đến bệnh tim mạch)
  • Tăng độ đàn hồi của mạch máu, ổn định nhịp tim
  • Làm “loãng” bớt máu, giúp máu lưu thông dễ dàng và không bị nghẽn
  • Giảm nguy cơ viêm nhiễm và hỗ trợ hệ miễn dịch
  • Góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ việc điều trị trầm cảm
  • Giúp não thai nhi phát triển bình thường.

Axit béo Omega 6

Nhóm axit béo omega 6 chỉ có 1 loại được xem là axit béo thiết yếu: linoleic acid (LA). Các axit béo omega 6 khác như arachidonic acid (AA) chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Omega 6 linoleic acid có trong các loại hạt và dầu cọ, dầu ngô, dầu nành, dầu hướng dương.

tac-dung-cua-omega-6-va-omega-3-doi-voi-suc-khoe-hinh-anh2

Tác dụng của omega 6

Ở phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, việc ăn đủ omega 3 là rất quan trọng, vì từ tam cá nguyệt cuối đến tận 2 tuổi, trẻ cần được cung cấp DHA đều đặn để phát triển não bộ và hệ thần kinh.

Cùng với omega 3, các chất béo hay axit béo omega 6 cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm các cholesterol xấu (LDL) trong máu. Ngoài ra, chất béo omega 6 còn có khả năng kích thích quá trình tái tạo của tế bào, từ đó chống lão hóa.

Một số nghiên cứu trên cơ thể con người cho rằng omega 6 có thể có liên quan đến nguy cơ gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu hóa sinh đã chứng minh omega 6 không gây nên viêm nhiễm mà chính các tác nhân môi trường bên ngoài (như khói bụi, hút thuốc, và các độc tố khác trong không khí) mới là nguyên nhân kích thích viêm nhiễm.

Do đó, mặc dù bản thân omega 6 không có hại, nhưng việc nạp quá nhiều omega 6 cộng với việc tiếp xúc với các độc tố bên ngoài sẽ liên tục kích thích các chứng viêm, ngăn tế bào tự sửa chữa và dẫn đến các bệnh nguy hiểm.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com