Nuôi con

Tại sao phải khuyến khích trẻ chơi thể thao?

Thể thao là hoạt động bổ ích, mang lại nhiều lợi ích cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Thể thao giúp trẻ duy trì cân nặng tốt, tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng,…và nhiều lợi ích khác nữa. Do đó, việc động viên, khuyến khích trẻ chơi thể thao và tập thể dục đều đặn là việc cha mẹ cần làm.

Lợi ích của việc chơi thế thao đối với sức khỏe

Thể thao là hoạt động bổ ích sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất, lẫn tinh thần. Những lợi ích ngay trước mắt khi tập thể dục, thể thao thường xuyên bao gồm:

  • Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, có cơ bắp chắc khỏe, duy trì cân nặng tốt, nhanh nhẹn và năng động hơn.
  • Tham gia vào các môn thể thao đồng đội và cá nhân còn có thể giúp trẻ tăng sự tự tin, tạo cơ hội tương tác xã hội và cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn.
  • Luyện tập đều đặn còn giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác khi về già nữa.

Có nên khuyến khích thanh thiếu niên chơi thể thao?

Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên là thời điểm thể hiện rõ sự khác biệt về chiều cao, cân nặng, sức bền và cả khả năng hợp tác. Không phải ngẫu nhiên, đây cũng là giai đoạn để bố mẹ nhận biết trẻ có năng khiếu về các môn thể thao hay không.

Thông thường, thanh thiếu niên đều mất niềm đam mê ở thể thao – ít nhất là tại trường học – trong giai đoạn này nếu không được sự khích lệ từ người lớn. Trẻ có thể cảm thấy không thích không khí cạnh tranh hoặc kỷ luật nghiêm ngặt mà huấn luyện viên yêu cầu. Hoặc có lẽ thanh thiếu niên không có đủ đam mê đối với bất kì môn thể thao nào để khiến trẻ luyện tập hàng ngày sau giờ học. 50% học sinh phổ thông chọn không tham gia nhóm thể thao nào. Nhưng những trẻ bắt đầu thích thể thao và tập thể dục thường có xu hướng luyện tập những hoạt động này trong suốt cuộc đời. Do đó, trẻ cần thêm một chút động lực từ phía gia đình hoặc thầy cô để duy trì sự tích cực này trong suốt giai đoạn vị thành niên.

Tại sao phải khuyến khích trẻ chơi thể thao

Khuyến khích trẻ chơi thể thao là việc cha mẹ nên làm

Động viên thanh thiếu niên tích cực chơi thể thao

Thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi nhiều áp lực xã hội và áp lực học hành, thêm vào đó, trẻ phải làm quen với những thay đổi về tinh thần và thể chất trong độ tuổi này. Các nghiên cứu cho thấy, trung bình, thanh thiếu niên dành hơn 7,5 giờ cho những hoạt động trên các loại phương tiện truyền thông, bao gồm xem ti vi, nghe nhạc, lên mạng và chơi điện tử. Do đó, không đáng ngạc nhiên khi trẻ không còn thời gian tham gia các môn thể thao, và lúc này cha mẹ chỉ nên khuyến khích trẻ chơi thể thao chứ không ép buộc trẻ.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ quyền tự kiểm soát việc tập thể dục của mình. Thanh thiếu niên thường muốn khẳng định bản thân và muốn có quyền tự quyết, do đó, trẻ thường không thích làm những việc mà người khác sai bảo. Lưu ý, giao quyền ở đây chỉ dừng lại ở việc tự kiểm soát việc tập thể thao đều đặn thôi nhé.

Một khi bắt đầu chơi thể thao, trẻ sẽ cảm thấy yêu thích cảm giác khỏe khoắn, bớt căng thẳng nhờ việc chơi thể thao. Kết quả là, không cần cha mẹ quản lý, trẻ sẽ tự giác tham gia các môn thể thao đều đặn mà thôi.

Để thanh thiếu niên hứng thú với các môn thể thao thì các hoạt động này phải thật sự thú vị và mang lại sự vui vẻ. Các bạn cùng lứa đóng vai trò quan trọng cuộc sống của thanh thiếu niên, do đó, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách cung cấp các dụng cụ phù hợp và tạo cơ hội để trẻ vui chơi cùng bạn bè. Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp trẻ tìm kiếm một chế độ luyện tập phù hợp với thời gian biểu của trẻ. Với những điều trên, trẻ có thể cảm thấy hứng thú trong việc tập thể dục, chơi thể thao và nâng cao sức khỏe cho bản thân mình.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Fitness for Your 13- to 18-years-old. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/nutrition_center/staying_fit/fitness_13_18.html#>. [Ngày 26 tháng 8 năm 2015].
  2. Fitness Plan for Teenagers. Đọc thêm tại: <http://www.livestrong.com/article/232730-fitness-plan-for-teenagers/>. [Ngày 27 tháng 8 năm 2015].
  3. Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 429 – 433.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com