Nuôi con

Ba mẹ đã thật sự hiểu vai trò của sự tự tin đối với trẻ?

Vai trò của sự tự tin ở trẻ 5 -12 tuổi chủ yếu là thúc đẩy những thành tích của trẻ ở trường học, trong thể thao, trong các mối quan hệ xã hội và khả năng tự phục hồi (tự vực dậy sau những lần vấp ngã). Hãy giúp trẻ tự tin trong cuộc sống ngay từ nhỏ, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao phải xây dựng sự tự tin cho trẻ.

1. Sự tự tin là gì?

Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân một người. Cảm nhận bản thân được yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà một người tạo ra cho chính bản thân họ, các yếu tố này là những yếu tố cơ bản của lòng tự trọng.

Trẻ em và cả người lớn, ai cũng đều có lòng tự trọng, nhưng một số có lòng tự trọng rất cao, trong khi một số khác lại thấp. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự tự tin ở trẻ 5 – 12 tuổi nhé.

2. Vai trò của sự tự tin đối với trẻ 5 -12 tuổi

Sự tự tin được hình thành không chỉ bởi những nhận thức và kỳ vọng của trẻ, mà còn bởi những nhận thức và kỳ vọng của những người quan trọng trong cuộc sống của trẻ – cách mà trẻ suy nghĩ và được đối xử bởi cha mẹ, thầy cô và bạn bè nhằm đáp ứng mong đợi của họ.

Sự tự nhận thức (cách mà trẻ nhìn nhận) càng gần với quan điểm của bản thân (cách mà mà trẻ muốn) thì sự tự tin của trẻ càng cao.

Vai trò của sự tự tin chủ yếu là thúc đẩy những thành tích của trẻ ở trường học, trong thể thao, trong các mối quan hệ xã hội và khả năng tự phục hồi của trẻ (tự vực dậy sau những vấp ngã).

Sự tự tin tác động mạnh đến sự lựa chọn của trẻ, nó có thể dẫn trẻ đến với các hoạt động như: lạm dụng ma túy, rượu, các hoạt động tình dục, những tổn thương không lành mạnh hoặc sức ép tiêu cực từ bạn bè.

Tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự tin trong cuộc sống

Sự tự tin thúc đẩy những thành tích của trẻ ở trường học

Trẻ em phát triển sự nhận thức và sự tự tin rất sớm trong cuộc sống của mình. Hầu hết ngay từ khi bắt đầu, một số trẻ em đã học được cách cảm nhận những điểm tích cực chung về bản thân, ý thức về tầm quan trọng và giá trị bản thân. Trẻ có thể nhìn nhận và đánh giá cao những tài năng, thành tích và diện mạo cơ thể của mình.

Trẻ cũng có thể chấp nhận những khuyết điểm, sai lầm của bản thân và nhận ra rằng những thất bại thỉnh thoảng xảy ra đó là một phần tự nhiên trong cuộc sống và quá trình học tập của mình.

Tuy nhiên, một số trẻ khác lại có cảm nhận hoàn toàn khác về bản thân. Những trẻ này đã được dạy cách nhận thức không đầy đủ, thiếu tự tin và nghĩ rằng bản thân không có khả năng để đạt được hoặc tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của mình. Những trẻ này có thể thu mình và trở nên thận trọng hơn, không muốn thể hiện bản thân trước sự xem xét của cộng đồng và dễ có nguy cơ thất bại.

Khi trẻ ở độ tuổi 6 – 8 tuổi, trẻ cần tự ý thức theo hướng tích cực để làm tốt các hoạt động xã hội bên ngoài gia đình (nghĩa là trẻ tự ý thức để đạt được kết quả tốt ở trường và tương tác tốt với bạn bè của mình).

Ở độ tuổi này, sự tự nhận thức của trẻ sẽ có ảnh hưởng lớn đến những thành tích, những tương tác xã hội và trạng thái cảm xúc trong suốt cuộc đời của trẻ từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.

3. Biểu hiện của sự tự tin ở trẻ 5 – 12 tuổi

Sự tự tin thay đổi khi trẻ lớn lên
Sự tự tin của trẻ có thể thay đổi bất thường từ ngày nay sang ngày khác, từ tình huống này sang tình huống khác, hoặc từ năm này sang năm khác và nó có xu hướng phát triển từ lúc trẻ còn rất nhỏ và cho đến khi trẻ trưởng thành.

Mặc dù sự tự tin của trẻ đã trải qua quá trình nhiều năm nhưng nó vẫn có xu hướng thay đổi bất thường vì nó bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và nhận thức mới của trẻ.

Trẻ sẽ luôn tìm ra những hoạt động và sự tương tác làm trẻ cảm thấy thành công và coi đó là một cách để chống lại sự căng thẳng, giúp trẻ duy trì cảm nhận tốt theo hướng tích cực khi trẻ không làm tốt một vấn đề nào đó.

Những biểu hiện ở trẻ tự tin
Trẻ sẽ nhận thấy bản thân là một cá nhân có năng lực, trẻ có thể thiết lập các mục tiêu thực tế và đạt được chúng. Trẻ thường có vẻ rất kiên cường và có cái nhìn tích cực hơn so với các bạn của mình.

Mặc dù trẻ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí là thất bại, tuy nhiên trẻ có thể vượt qua và luôn được người lớn yêu mến, ngưỡng mộ và tôn trọng.

Các trẻ có sự tự tin cao luôn háo hức khám phá những tình huống mới và dường như trẻ có thể thích ứng với sự thay đổi một cách dễ dàng. Nếu tính khí giữa cha mẹ và trẻ phù hợp là điều rất tốt, và nếu trẻ có thể đáp ứng được những kỳ vọng mà cha mẹ đã thiết lập cho mình thì sự tự tin của trẻ sẽ có khả năng tăng cao hơn nữa.

Ngay cả khi phải đối mặt với những khó khăn lớn thì sự tự tin của những đứa trẻ này vẫn còn nguyên vẹn và lành mạnh. Và hầu như những khó khăn này không thể tác động đến sự tự tin của trẻ.

Đối với trẻ có sự tự tin cao, trẻ sẽ nhìn nhận những thành công của mình phần lớn là kết quả của những nỗ lực và năng lực bản thân. Trẻ có thể cảm nhận được khả năng tự chủ của bản thân và tạo ra động lực thúc đẩy để làm tốt hơn khi trẻ gặp thất bại.

Đặc biệt, trẻ sẽ chấp nhận sai lầm của mình nếu trẻ nhận thức rõ cần thay đổi, làm việc chăm chỉ hơn và tránh đổ lỗi cho người khác.

Khi trẻ có sự tự tin thấp – không tin tưởng vào khả năng của mình
Những trẻ này thường có những thành tích khiêm tốn hơn trong lớp học và trong cuộc sống. Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, mặc cảm hoặc cảm thấy không thỏa đáng nhiều hơn những gì mà trẻ nhận thức được.

Tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự tin trong cuộc sống hình ảnh 2

Trẻ có sự tự tin thấp có những thành tích khiêm tốn trong lớp học

Sự tự tin thấp khiến trẻ không có khả năng nhận được sự công nhận và tôn trọng từ những người khác. Đồng thời, vì tự tin thấp nên để phù hợp với nhóm bạn của mình, trẻ sẽ tìm kiếm sự ủng hộ, làm theo hành vi và giá trị của nhóm để nhận được sự chấp thuận, cảm giác thân thuộc và giá trị bản thân.

Tuy nhiên, những hành vi và giá trị mà trẻ cố gắng thực hiện để phù hợp với nhóm bạn của mình đôi khi có thể không phải là những hành vi mang tính tích cực hoặc lành mạnh.

Cha mẹ nên dành thời gian suy nghĩ về cách trẻ đối phó với thành công và thất bại của mình.

Nhiều trẻ có sự tự tin thấp có thể gán cho sự thành công của mình trong cuộc sống là nhờ may mắn, số phận, hoặc những ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Những suy nghĩ đó sẽ làm giảm niềm tin của trẻ vào bản thân và hạn chế những cơ hội đạt được thành công trong tương lai.

Khi gặp phải một sai lầm hoặc trải qua sự thất bại, trẻ có thể tìm kiếm một nguyên nhân ngoài bản thân bằng cách đổ lỗi và không thừa nhận sai lầm ở bản thân (“Tôi đã có một ngày tồi tệ” hoặc “Giáo viên không thích tôi”).

Điều này làm cho những thất bại hoặc sai lầm trở nên khó khăn hơn trong việc tạo ra chiến lược mới để có nhiều thành công hơn, hoặc để trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc lời khuyên từ người khác.

Một số trẻ có những căng thẳng và thách thức đặc biệt khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc phát triển sự tự tin của bản thân. Chẳng hạn như trẻ có một khuyết điểm về thể chất, một căn bệnh mãn tính, một khuyết điểm về học tập hoặc một vấn đề về sự chăm sóc, hoặc trẻ đang phải đối mặt với sự kỳ thị của bạn bè về nguồn gốc và vấn đề tôn giáo dân tộc của trẻ.

Áp lực môi trường và xã hội như hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cha mẹ lơ là trong việc chăm sóc trẻ, nghiện rượu hay anh chị em ganh đua dữ dội có thể làm giảm sự tự tin của trẻ.

Mặc dù vậy, những trẻ này cũng có thể phát triển sự tự tin của mình theo hướng tích cực, tuy nhiên, nhu cầu thành công và nhận được sự chấp thuận, sự đánh giá cao của cha mẹ và những người khác sẽ quan trọng hơn đối với những đứa trẻ không gặp phải những thách thức này.

Như vậy, chúng ta thấy được rằng vai trò của sự tự tin đối với trẻ em là rất lớn, cha mẹ cần để ý để giúp trẻ nâng cao sự tự tin của mình.




  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, AnchorCaring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA. [Ngày 28 tháng 1 năm 2015].
  2. Developing your child’s self-esteem. Đọc thêm tại:<http://kidshealth.org/parent/emotions/feelings/self_esteem.html#>.[Ngày 28 tháng 1 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com