Mang thai

Tăng huyết áp khi mang thai tháng thứ 4

Tôi bị tăng huyết áp khi mang thai tháng thứ 4, điều này có nguy hiểm không? Tôi có nên lo lắng về nó? Và có cách nào giúp huyết áp tôi trở lại bình thường?

Mẹ hãy thư giãn đi nào, lo lắng về tăng huyết áp của mình sẽ chỉ làm cho nó cao hơn mà thôi. Bên cạnh đó, huyết áp tăng nhẹ trong một lần thăm khám có lẽ không có gì phải lo lắng cả. Có lẽ mẹ đã bị áp lực bởi vì kẹt xe trên đường đến cuộc hẹn hoặc có một đống giấy tờ phải hoàn thành khi trở lại làm việc, hoặc mẹ lo lắng mình tăng cân quá nhiều hoặc mẹ lo lắng muốn nghe được nhịp tim của con mình,.. Nói chung là rất nhiều lý do có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, thường thì khoảng một giờ sau khi thư giãn, huyết áp của mẹ sẽ trở lại bình thường. Để đảm bảo sự lo lắng không làm tăng những con số trên một lần nữa, mẹ hãy tập một vài bài thể dục thư giãn trong khi chờ đợi tới lượt khám của mình, đặc biệt là khi đo huyết áp, mẹ hãy nghĩ tới bé yêu trong bụng và cảm nhận sự hạnh phúc của việc mang thai mẹ nhé.

Tang huyet ap khi mang thai thang thu 4 hinh anh 1

Trong khi đo huyết áp, mẹ hãy nghĩ đến em bé trong bụng mẹ nhé

Thậm chí, nếu huyết áp của mẹ vẫn còn hơi cao trong lần khám tiếp theo, chẳng hạn như cao huyết áp thoáng qua (có khoảng 1-2 phần trăm phụ nữ bị tình trạng này lúc mang thai) thì tình trạng này cũng hoàn toàn vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh con (vì vậy mẹ vẫn có thể thư giãn).

Hầu hết các bà mẹ tương lai sẽ thấy chỉ số huyết áp giảm nhẹ trong quý 2 (tam cá nguyệt thứ hai) của thai kì do ở thời điểm này, thể tích máu tăng lên và cơ thể bắt đầu làm việc nhiều hơn để cho quá trình tăng trưởng của thai nhi phát triển thuận lợi. Khi đến tam cá nguyệt thứ ba, huyết áp thường bắt đầu tăng lên một chút. Nếu nó tăng quá nhiều (huyết áp tâm thu – số trên – là 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương – số dưới – trên 90) và vẫn giữ nguyên trong ít nhất 2 lần đo, thì bác sĩ sẽ theo dõi mẹ chặt chẽ hơn. Vì tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai đi kèm với có đạm trong nước tiểu, sưng bàn tay, mắt cá chân, mặt và (hoặc) tăng cân đột ngột thì có thể gây ra là tiền sản giật và nếu trong thời gian mang thai mẹ bị tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch trong cuộc sống sau này.

Dựa trên giai đoạn mang thai mà khi mẹ bị tăng huyết áp sẽ có tên gọi khác nhau:

  • Cao huyết áp mạn tính: Nếu mẹ bị tăng huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ (tức là mẹ bị cao huyết áp trước khi mẹ mang thai), và huyết áp mẹ vẫn cao sau khi sinh con.
  • Huyết áp cao thai kỳ: Tăng huyết áp trong thời gian mang thai và nếu mẹ bị sau tuần 20, tình trạng này thường không nghiêm trọng, tuy nhiên, mẹ cẫn cần đi bệnh viện để theo dõi nhé.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Blood pressure in pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/a554818/blood-pressure-in-pregnancy>. [Ngày 28 tháng 07 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com