Nuôi con

Teen phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

“Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?” Câu hỏi khiến nhiều bạn đau đầu đây. Cùng nhau bỏ túi vài mẹo sau để kịp thời ứng phó khi ngộ độc thực phẩm xảy ra với mình nhé!

Nếu chỉ bị ngộ độc thực phẩm nhẹ kèm theo nôn ói và tiêu chảy, bạn không cần phải đến bệnh viện đâu. Bạn có thể chỉ cần nằm nghỉ ngơi ở nhà là đủ, tuy nhiên hãy nhớ bổ sung dung dịch điện giải chẳng hạn như Orezol mua ở nhà thuốc để bù đắp lại lượng dịch và chất điện giải đã mất. Nếu không có loại này, bạn có thể hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ loại thuốc nào có công dụng tương tự nhé.

Teen phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? – Teen có thể bổ sung dung dịch điện giải khi bị ngộ độc thực phẩm

Có một điều quan trọng bạn cần nhớ khi sử dụng orezol, đó là luôn pha oresol theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch này chỉ phát huy đúng hiệu quả nếu như pha đúng liều lượng, nếu quá loãng hay quá đặc đều không tốt. Nếu pha quá loãng sẽ không thể cung cấp đủ chất điện giải cho cơ thể. Ngược lại nếu quá đặc, bạn sẽ bị ngộ độc muối, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống nước trái cây hay nước soda nhé bởi vì những thức uống này có thể làm cho các triệu chứng trở nên tệ hơn đấy.

À mà bạn cũng cần chú ý, tuyệt đối không uống các loại thuốc chống tiêu chảy khi không có sự chỉ định của bác sĩ nhé. Đến khi không còn bị tiêu chảy và ói mửa nữa, bạn có thể bắt đầu ăn được những thức ăn ít chất béo, nhạt với một lượng nhỏ trong vòng một vài ngày để làm dịu dạ dày.

Nếu bị sốt, bạn có thể uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không uống aspirin bạn nhé, vì thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye cho người chưa trưởng thành.

Teen phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm hình ảnh 2

Nếu Teen có bất cứ dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm nào thì Teen cần được đưa đến bệnh viện ngay

Mặc dù ngộ độc thực phẩm đối với Teen chúng mình thường không quá nghiêm trọng và có thể tự chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu có bất cứ dấu hiệu nào đưới đây, bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay.

  • Nôn nửa kéo dài hơn 12 giờ
  • Tiêu chảy kèm theo sốt cao trên  38.3oC
  • Đau bụng giữ dội, cảm giác đau bụng không biến mất ngay cả khi đã đi ngoài
  • Phân có máu hoặc nôn ra máu
  • Đi ngoài phân màu đen hoặc nâu sẫm
  • Tim đập nhanh hoặc thình thịch

Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra được nguyên nhân gây ngộ độc từ việc lấy mẫu máu, mẫu phân, nước tiểu.

Đối với những bạn có sức khỏe hoặc hệ miễn dịch yếu, ngộ độc thực phẩm có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn vì vậy nếu bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó (vấn đề về thận, bệnh hồng cầu hình liềm) bạn cũng cần được đưa đến bệnh viện ngay.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Food Poisoning. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/infections/stomach/food_poisoning.html#>. [Ngày 09 tháng 10 năm 2015].
  2. Trẻ có thể chết vì nước oresol pha không đúng cách. Đọc thêm tại: <http://www.thuocbietduoc.com.vn/tin-tuc-1644-1-12/tre-co-the-chet-vi-nuoc-oresol-pha-khong-dung-cach.aspx>. [Ngày 09 tháng 10 năm 2015.
  3. Food poisoning in toddler. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_food-poisoning-in-toddlers_1201243.bc?showAll=true>. [Ngày 09 tháng 10 năm 2015].
  4. Food poisoning.  Đọc thêm tại:  http://kidshealth.org/teen/infections/intestinal/food_poisoning.html [Ngày 09 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com