Sức khỏe

Thận trọng với bệnh u nang bì phía sau hốc mắt

U nang bì phía sau hốc mắt là một khối nhỏ, cứng, lồi ra trên mí mắt hoặc bên dưới chân mày của bé.

Đây là những khối u lành tính bé thường có từ khi sinh ra và sẽ không trở nên ác tính. Tuy nhiên, u nang bì phía sau hốc mắt có xu hướng tăng kích thước ở độ tuổi dậy thì, nên trong hầu hết các trường hợp, việc loại bỏ các khối u này được tiến hành ở độ tuổi mẫu giáo.

Các vị trí u nang thường xuất hiện

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng bệnh chỉ là một u nhỏ, không đau, nằm dưới da của bé. Các khối u có màu sắc giống như màu da của bé hoặc có màu vàng nhạt.

Vị trí u nang bì thường xuất hiện:

  • Gần lông mày, gây khó khăn trong việc mở mắt
  • Trên da đầu
  • Trên ngực
  • Phần trên của xương đòn

than-trong-voi-benh-u-nang-bi-phia-sau-hoc-mat-hinh-anh1

Bé bị u nang bì phía sau hốc mắt

Nếu một u nang bì bị nhiễm trùng có thể gây đau, đỏ, sưng hoặc vỡ. Tình trạng nhiễm trùng có thể làm cho trẻ bị sốt.

Bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ trong các tình huống sau đây:

  • Bé cảm thấy đau hoặc khối u viêm tấy.
  • Khối u to lên hoặc thay đổi màu sắc.
  • Khối u gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân dẫn đến u nang bì là gì?

U nang bì hình thành do da và các thành phần của da bị mắc kẹt trong quá trình phát triển của thai nhi. Các tế bào bao bọc bên ngoài của u gần giống với lớp da bên ngoài của cơ thể, bên trong chứa nhiều thành phần của da như nang lông, tuyến mồ hôi, và có khi là tóc, răng, hoặc dây thần kinh.

Trong các u nang, các tế bào da chết không được đào thải ra ngoài và bị mắc kẹt lại. Điều này khiến cho u nang càng ngày càng lớn hơn theo thời gian.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh u nang bì phía sau hốc mắt thông qua việc hỏi bệnh và thăm khám bên ngoài mắt của bé.

Đôi khi bé cần làm thêm một số xét nghiệm (như chụp CT và chụp MRI) để xem u nang của bé có sâu hoặc u có kết dính với các mô khác. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quyết định xem có nên điều trị u nang bì cho bé hay không.

Điều trị u nang bì sau hốc mắt

Thông thường, loại bỏ một u nang bì không cần điều trị khẩn cấp. Tùy thuộc vào mức độ đau hay khó chịu của bé để bạn cân nhắc có nên điều trị hay không.

Cách duy nhất để loại bỏ u nang bì phía sau hốc mắt là phẫu thuật. Sau phẫu thuật này bé không cần phải nằm lại bệnh viện.

Đôi khi, tùy thuộc vào vị trí của u nang mà bé phải phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phẫu thuật dây thần kinh. Ca phẫu thuật sẽ mất khoảng 30 phút và bé sẽ phải ở phòng hồi sức trong 1 giờ đồng hồ.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc giảm đau nhằm giúp bé dễ chịu hơn và hướng dẫn cho bạn làm thế nào để chăm sóc cho vết mổ, trong đó việc quan trọng là nên giữ cho vết mổ sạch sẽ và khô. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu như bé cần nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động sau mổ.

than-trong-voi-benh-u-nang-bi-phia-sau-hoc-mat-hinh-anh2

Sau khi phẫu thuật 2 -3 tuần, ba mẹ hãy đưa bé đi khám lại.

Khoảng 2 đến 3 tuần sau phẫu thuật, bạn cần mang bé đến bác sĩ phẫu thuật để khám lại. Việc này đảm bảo các vết mổ đã lành và bé đang hồi phục tốt.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th ed, Bantam books, USA, trang 1753.
  2. Dermoid Cysts. Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/common-childhood-conditions/dermoid-cyst/>. [Ngày 11 tháng 6 năm 2015]
  3. Dermoid Cyst. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/sdermoid-cyst?print=true#2>. [Ngày 11 tháng 6 năm 2015]
  4. Dermoid Cyst Removal (Cont). Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/dermoid_cyst_removal/page2_em.htm#dermoid_cyst_causes>. [Ngày 11 tháng 6 năm 2015]
  5. Dermoid Cyst. Đọc thêm tại: <http://www.chop.edu/conditions-diseases/dermoid-cyst#.VXl2LWj0GgV>. [Ngày 11 tháng 6 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com