Sức khỏe

Thông tin cơ bản về bệnh loãng xương

Có rất nhiều loại bệnh về xương như xương thủy tinh, paget xương, nhiễm trùng xương, ung thư xương… Trong đó, bệnh loãng xương là vấn đề về xương phổ biến nhất.

Gãy xương do loãng xương

Mỗi ngày cơ thể phân hủy các phần xương lão hóa và thay bằng xương mới. Khi chúng ta già đi, lượng xương bị phân hủy sẽ nhiều hơn lượ­­­­­­ng tái tạo. Vì vậy, nếu không biết cách giữ cho xương luôn khỏe mạnh thì khi về già cơ thể sẽ bị mất nhiều xương hoặc bị loãng xương.

Khi bị loãng xương, xương sẽ dần yếu và dễ gãy. Những người bị loãng xương thường bị gãy xương cổ tay, cột sống và xương hông.

Thông tin cơ bản về bệnh loãng xương

Hình ảnh xương bình thường (trái) và bị loãng xương (phải)

Những yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Loãng xương còn được gọi là “căn bệnh thầm lặng”. Bạn có thể bị loãng xương mà không hề hay biết gì cho đến khi bị gãy xương.

Có rất nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ loãng xương. Một số yếu tố có thể kiểm soát và thay đổi được, tuy nhiên, một số khác thì không.

Các yếu tố có thể kiểm soát và thay đổi được

  • Chế độ ăn uống: Cơ thể chúng ta cần canxi để giúp xương được chắc khỏe hơn, vitamin D giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi, vì vậy nếu chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D sẽ gia tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Hoạt động thể chấtLười luyện tập thể thao, lười vận động trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Trọng lượng cơ thể: Thể trạng quá gầy cũng khiến bạn dễ bị loãng xương.
  • Hút thuốc: Hút thuốc khiến cơ thể bạn không “tiêu thụ” được canxi hấp thu từ thức ăn. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc sẽ có dấu hiệu mãn kinh sớm, do đó làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương
  • Rượu bia: Những người uống rượu bia nhiều cũng dễ bị loãng xương hơn những người khác.
  • Thuốc: Một số thuốc có thể khiến bạn bị mất xương như các loại thuốc giúp ngăn ngừa động kinh, thuốc điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, thuốc điều trị ung thư. Glucocorticoids có trong thuốc dùng để trị viêm khớp, hen suyễn và một số bệnh khác cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị mất xương.

Thông tin cơ bản về bệnh loãng xương hình ảnh 2

Các yếu tố gây loãng xương có thể kiểm soát và thay đổi được

Các yếu tố không thể kiểm soát:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ bị loãng xương càng cao.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi nội tiết tố sau thời kỳ mãn kinh dẫn đến xương dễ bị mất hơn.
  • Sắc tộc: Phụ nữ da trắng và châu Á dễ bị loãng xương nhất.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong nhà bạn có người bị loãng xương hoặc gãy xương thì bạn cũng có nguy cơ cao bị loãng xương.

Một số vấn đề về sức khỏe
Nếu bạn gặp một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem có nên kiểm tra về tình trạng xương của mình hay không.

  • Nghiện rượu.
  • Chứng nhịn ăn (Anorexia nervosa).
  • Hen suyễn/Dị ứng.
  • Ung thư.
  • Hội chứng Cushing.
  • Tiểu đường.
  • Chứng tăng năng tuyến cận giáp.
  • Cường giáp.
  • Bệnh viêm đường ruột.
  • Chứng không dung nạp đường lactose.
  • Lupus bạn đỏ hệ thống.
  • Bệnh lở ngoài da.
  • Bệnh gan hay thận.
  • Bệnh phổi.
  • Đa xơ cứng.
  • Viêm khớp dạng thấp.

Để giúp xương chắc khỏe

Loãng xương thường không hề có triệu chứng gì cho đến khi bạn bị gãy xương, vì vậy, nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương thì nên làm xét nghiệm “đo mật độ xương” để xác định xem bạn có nguy cơ bị loãng xương hoặc gãy xương hay không. Đây là một xét nghiệm nhanh chóng, an toàn và không hề gây đau đớn.

Hãy chăm sóc xương từ sớm, đừng để quá muộn mới nghĩ đến việc này. Để giúp xương chắc khỏe, bạn cần có một lối sống lành mạnh kết hợp nhiều yếu tố như:

Chế độ ăn uống: Nên bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống. Một số thực phẩm giàu canxi như: Đậu hũ, sữa đậu nành, các loại rau lá màu xanh (như bông cải xanh, cải brussels, cải xoăn), các loại đậu, cá mòi hoặc cá hồi ăn nguyên xương, tôm, nước cam, bánh pizza, bánh mì, các loại hạt/ hạnh nhân, sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua).

Nguồn cung cấp vitamin D bao gồm lòng đỏ trứng, cá biển, gan và sữa bổ sung vitamin D. Ngoài ra, trái cây và rau củ quả cũng cung cấp các dưỡng chất khác quan trọng cho xương.

Tăng cường vận động: Các bài tập thể dục như đi bộ, leo cầu thang, nâng tạ và nhảy dây sẽ giúp xương chắc khỏe và chịu lực tốt. Vì vậy hãy cố gắng dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục bạn nhé.

Thông tin cơ bản về bệnh loãng xương hình ảnh 3

Các bài tập vận động sẽ giúp xương chắc khỏe hơn


Thực hiện lối sống lành mạnh:
Không hút thuốc, hạn chế uống nhiều rượu bia cũng có thể giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương.

Kiểm tra tình trạng xương: Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đo mật độ xương. Đôi khi bạn cần phải sử dụng thuốc để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ gãy xương.

Tránh té ngã: Té ngã có thể gây gãy xương, đặc biệt là ở những người có bệnh loãng xương. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa té ngã bằng một số chỉ dẫn dưới đây:

  • Kiểm tra xung quanh nhà xem có bất kì điều gì có thể gây té ngã như thảm trơn, thiếu ánh sáng…
  • Kiểm tra thị lực thường xuyên.
  • Tăng khả năng giữ thăng bằng và độ dẻo dai của xương bằng cách đi bộ mỗi ngày và tham gia các lớp như thái cực quyền, yoga, khiêu vũ…


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Osteoporosis. Đọc thêm tại: <http://www.niams.nih.gov/Health_Info/Bone/Bone_Health/bone_health_for_life.asp>. [Ngày 21 tháng 4 năm 2015]
  2. Bone Diseases: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/bonediseases.html>. [Ngày 23 tháng 04 năm 2015]
  3. Calcium and bones. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002062.htm>. [Ngày 25 tháng 05 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com