Chăm sóc bà bầu

Tiểu đường khi mang thai – Biết sớm bớt nguy!

Tiểu đường khi mang thai – Biết sớm bớt nguy! Tiểu đường khi mang thai hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra với cả những bạn chưa từng bị bệnh tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2 trước đó.

Thế nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiểu đường khi mang thai là gì?

Khi bạn mang thai, nội tiết thay đổi khiến cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Đối với phần đông các mẹ bầu thì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng vì khi cơ thể cần bổ sung insulin, tuyến tụy sẽ tiết đủ.

Tuy nhiên, nếu tuyến tụy của bạn không theo kịp nhu cầu tăng insulin trong thời gian mang thai thì lượng đường trong máu sẽ lên cao dẫn đến bệnh tiểu đường khi mang thai (tiểu đường thai kỳ).

Với hầu hết các phụ nữ mang thai, tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi bạn sinh em bé nhưng một số mẹ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai sau và làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 cao gấp 7 lần so với những người không mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường khi mang thai, dấu hiệu nào giúp mẹ nhận biết?

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng thai kỳ thông thường:

  • Khát nước bất thường dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
  • Thường xuyên đi tiểu và tiểu nhiều, khác với đi tiểu thường xuyên nhưng tiểu ít vào thời gian đầu mang thai.
  • Mệt mỏi (triệu chứng này có thể khó phân biệt với mệt mỏi do mang thai).
  • Đường trong nước tiểu (được phát hiện khi đi khám bác sĩ theo thường lệ).

Nếu mẹ có nguy cơ cao bị tiểu đường khi mang thai hoặc có các dấu hiệu của nó (chẳng hạn có đường trong nước tiểu), bác sĩ sẽ khuyên mẹ làm xét nghiệm kiểm tra lượng glucose ở lần khám thai đầu tiên và sau đó xét nghiệm lần nữa ở tuần 24 – 28 của thai kỳ nếu kết quả xét nghiệm lần đầu âm tính.

Tiểu đường khi mang thai – Biết sớm bớt nguy!

Đến tuần 24, mẹ bầu cần làm xét nghiệm máu để sàng lọc Glucose

Nếu bạn thuộc nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai (trên 35 tuổi, béo phì, có tiền căn tiểu đường khi mang thai hay người trong gia đình có tiền căn bệnh này) thì bạn cần được tầm soát trong những lần khám thai đầu tiên.

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

Để chẩn đoán, mẹ bầu cần nhịn đói vào buổi sáng và có 9h chưa ăn gì trước đó. Sau đó bác sĩ sẽ cho bạn dung nạp 75g glucose và tiến hành đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose.

Nếu mẹ bầu nào có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn: 5,1mmol/l (khi đói); 10mmol/l (sau 1h); 8,5mmol/l (sau 2h) sẽ được chẩn đoán là bị tiểu đường thai kỳ và có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Thế tiểu đường khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu thai phụ bị tiểu đường khi mang thai không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé:

Bé thừa cân: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ em bé bị chứng “macrosomic” và thường sẽ phải sinh mổ do bé quá to. Nếu sinh thường, nhiều khả năng em bé sẽ bị gãy xương hoặc tổn thương dây thần kinh. Những em bé này còn có nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành.

Tiểu đường khi mang thai – Biết sớm bớt nguy hình ảnh 2

Bé có nhiều khả năng bị béo phì nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Dị tật bẩm sinh: Em bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi máu và chức năng tim bị ảnh hưởng.

Lượng đường máu của thai nhi quá thấp: Bác sĩ sẽ lấy máu từ gót chân em bé mới sinh để xét nghiệm đường huyết. Mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt để ngăn ngừa hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng khác như co giật, hôn mê hay tổn thương não.

Sinh non hoặc thai lưu: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường khi mang thai với sự gia tăng nguy cơ thai chết lưu trong 2 tháng cuối thai kỳ nếu không được kiểm soát trong suốt quá trình mang thai.

Tiền sản giật: Những thai phụ bị chứng béo phì hoặc tiểu đường khi mang thai không được kiểm soát tốt thường đối mặt với nguy cơ bị tiền sản giật rất cao.

Điều trị tiểu đường khi mang thai ra sao?

Dù mẹ bị tiểu đường loại 1 (khởi phát tuổi vị thành niên – cơ thể không sản xuất insulin) hay loại 2 (khởi phát khi trưởng thành – cơ thể không đáp ứng với insulin), hay mắc tiểu đường khi mang thai thì vẫn có phương pháp điều trị để duy trì lượng đường cân bằng trong suốt 9 tháng mang thai như thể dục, dinh dưỡng hay nghỉ ngơi phù hợp.

Mẹ xem thêm:
>> Mang thai, sinh con mạnh khỏe nếu mẹ tiểu đường khi mang thai nắm rõ những nguyên tắc này
>> Dinh dưỡng là nền tảng cơ bản để mẹ tiểu đường có thai kỳ tốt 

Làm theo những lời khuyên này để có thai kỳ suôn sẻ mẹ bầu nhé! tiểu đường khi mang thai




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 519-522
  2. Pregnancy and Gestational Diabetes. Tham khảo tại: http://www.webmd.com/diabetes/guide/gestational_diabetes [Ngày 25 tháng 03 năm 2015]
  3. Chẩn đoán và điều trị đái thao đường thai kỳ. Tham khảo tại http://bacsinoitru.vn/f25/chan-doan-va-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky-682.html
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com