Chăm sóc bà bầu

Sớm nhận biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm

Sớm nhận biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm: Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin để điều hòa lượng đường huyết. Mặc dù bệnh có thể tự hết sau khi sinh nhưng nếu mẹ không kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến thai nhi đó, mẹ ạ.

>> Kiểm soát tiểu đường thai kỳ đúng cách là thế nào? 

Mức phổ biến của bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tình trạng tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi:dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

  • Cơ thể mẹ không sản xuất đủ lượng insulin (một loại hóc môn giúp cơ thể chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng) để điều hòa lượng đường huyết một cách hiệu quả
  • Hoặc do các tế bào của mẹ có vấn đề trong việc đáp ứng với insulin, làm glucose tồn đọng quá nhiều trong máu thay vì di chuyển tới các tế bào và chuyển hóa thành năng lượng.

Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến, ảnh hưởng khoảng 4 – 8% phụ nữ mang thai. Vì nó thường gặp hơn ở những phụ nữ bị béo phì nên tỉ lệ mắc tiểu đường thai kỳ đang tăng lên ở những nơi có tỉ lệ béo phì cao. Những phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi cũng dễ bị tiểu đường thai kỳ hơn, và những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ cũng vậy.

>> Phải làm gì nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nhỉ? dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ nào giúp mẹ sớm nhận biết?

Hầu hết tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ thường không có triệu chứng nào, tuy nhiên, một số người có thể có những dấu hiệu sau:

  • Khát nước bất thường dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
  • Thường xuyên đi tiểu và tiểu nhiều, khác với đi tiểu thường xuyên nhưng tiểu ít vào thời gian đầu mang thai.
  • Mệt mỏi (triệu chứng này có thể khó phân biệt với mệt mỏi do mang thai).
  • Đường trong nước tiểu (được phát hiện khi đi khám bác sĩ theo thường lệ).

Nếu mẹ có nguy cơ cao bị tiểu đường hoặc có các dấu hiệu của nó (chẳng hạn có đường trong nước tiểu), bác sĩ sẽ khuyên mẹ làm xét nghiệm kiểm tra lượng glucose ở lần khám thai đầu tiên và sau đó xét nghiệm lần nữa ở tuần 24 – 28 của thai kỳ nếu kết quả xét nghiệm lần đầu âm tính.dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tieu duong thai ky - Bien chung khi mang thai hinh anh 2

Tuy nhiên, mẹ cần biết là dù cho mẹ có kết quả dương tính với xét nghiệm kiểm tra lượng glucose thì điều này cũng không có nghĩa mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ sẽ cần làm thêm các xét nghiệm tiếp theo mới biết được mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không đấy.

>> Quy trình và cách đọc kết quả xét nghiệm đường huyết thai kỳ 

Tiểu đường thai kỳ có thật sự nguy hiểm?

Tiểu đường thai kỳ thường bắt đầu vào khoảng giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ (điều này giải thích nguyên nhân vì sao xét nghiệm kiểm tra lượng glucose thường được tiến hành theo thông lệ khi mẹ mang thai tuần 28). Tiểu đường thai kỳ hầu như luôn luôn tự khỏi sau khi mẹ sinh em bé; tuy nhiên, nếu mắc phải tình trạng này, mẹ sẽ được kiểm tra hậu sản để đảm bảo rằng mẹ đã hoàn toàn hết tiểu đường thai kỳ.

Cả hai loại tiểu đường khởi đầu khi mẹ đang mang thai và loại tiểu đường bắt đầu từ trước khi thụ thai đều không gây hại tới thai nhi hay người mẹ nếu được kiểm soát tốt. Nhưng nếu lượng đường dư thừa được phép lưu thông trong máu người mẹ và theo đó xâm nhập vào tuần hoàn máu của thai nhi qua nhau, thì sẽ có các vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng cho cả hai mẹ con.dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tieu duong thai ky - Bien chung khi mang thai hinh anh 1

>> Tuân theo những nguyên tắc vàng để mẹ tiểu đường luôn khỏe mạnh

Nguy cơ của tiểu đường thai kỳ là gì?

Mặc dù các triệu chứng cũng như dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh và mẹ hoàn toàn có thể trải qua một thai kỳ suôn sẻ. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nhưng mẹ không kiểm soát tốt có thể dẫn đến các nguy cơ sau:

  • Khả năng cao có thai to – cơ thể bé quá lớn, gây phức tạp cho việc sinh nở.
  • Có nguy cơ bị tiền sản giật (tăng huyết áp do mang thai).
  • Có thể dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn cho bé sau khi chào đời, chẳng hạn như vàng da, khó thở và lượng đường huyết thấp. Sau này, bé có thể có nguy cơ cao bị béo phì và tiểu đường tuýp 2. dấu hiệu tiểu đường thai kỳ


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 546-547.
  2. Gestational diabetes. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_gestational-diabetes_2058.bc?showAll=true>. [Ngày 08 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com