Sinh con

Tiểu không tự chủ – Nỗi lo của mẹ sau sinh

Tôi nghĩ mình sẽ kiểm soát được tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh, nhưng sau 2 tháng rồi mà tôi vẫn hay tiểu không tự chủ mỗi khi ho hay cười. Tình trạng này kéo dài mãi sao? Có cách nào khắc phục không?

Xấu hổ vì chứng tiểu không tự chủ sau sinh

Tiểu không tự chủ sau khi sinh là một tình trạng mà các bà mẹ son thường trải qua.

Có vẻ như bàng quang sau sinh của bạn đã khiến bạn – và cả những bộ quần áo của bạn – thất vọng. Hoàn toàn bình thường nếu tình trạng nước tiểu thỉnh thoảng rỉ ra không kiểm soát trong nhiều tháng hậu sản (thường là khi bạn cười, hắt hơi, ho, hoặc làm những động tác căng cơ nhiều).

Tình trạng này cũng khá phổ biến, hơn 1/3 các bà mẹ rơi vào tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh. Đó là do khi mang thai, chuyển dạ và sinh bé, các cơ quanh bàng quang và khung chậu bị yếu dần đi, khiến cho việc kiểm soát dòng chảy nước tiểu khó khăn hơn bình thường (chỉ cần có 1 kích thích nhỏ, thế là nước tiểu bị rò rỉ).

Hơn nữa, trong quá trình co dần lại của tử cung ở giai đoạn hậu sản, nó vô tình đè trực tiếp lên bàng quang, gây ra áp lực và khó kiểm soát dòng chảy nước tiểu. Sự thay đổi hormone sau sinh cũng có thể là thủ phạm góp phần vào tình trạng khó chịu này.

Kiểm soát chứng tiểu không tự chủ bằng cách nào?

Thông thường, mất khoảng từ 3 đến 6 tháng, hoặc lâu hơn, để tình trạng tiếu không tự chủ chấm dứt (khi bàng quang lấy lại sự kiểm soát). Cho đến lúc đó, bạn hãy sử dụng các loại quần có lớp lót hoặc miếng băng vệ sinh để thấm nước tiểu (nhưng tránh sử dụng tampon nhé, nó không giúp ngăn tình trạng rò rỉ nước tiểu, và nó cũng bị cấm trong thời kỳ sau sinh đấy).

Đồng thời, bạn hãy áp dụng những bí quyết dưới đây để lấy lại sự kiểm soát cho bàng quang nhanh hơn:

Tiếp tục cái bài tập Kegels. Nếu bạn nghĩ sau khi sinh bé là bạn có thể dừng các bài tập này thì bạn đã sai rồi. Không nhanh như vậy đâu.

Tiểu không tự chủ sau sinh – Nỗi lo của bà mẹ bỉm sữa

Các bài tập Kegels sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn chứng tiểu không tự chủ sau sinh

Bạn hãy tiếp tục với các bài luyện tập (khoảng 30 bài Kegel/ngày) nâng cao sức chịu đựng của khung chậu, nó sẽ giúp bạn hồi phục sự kiểm soát của bàng quang và giữ sự kiểm soát này về sau nữa.

Kiểm soát cân nặng. Giảm bớt vài cân thừa lúc mang thai một cách hợp lý nhằm giảm bớt áp lực nơi bàng quang.

Luyện tập thói quen tiểu tiện. Hãy đi tiểu mỗi 30 phút một lần – trước khi bạn buồn tiểu, và cố gắng kéo dài thời gian giữa các lần tiểu vài phút mỗi ngày.

Giữ cân bằng. Tránh tình trạng táo bón vì tình trạng ứ đầy trong ruột có thể gây ra áp lực cho bàng quang.

Uống nhiều nước. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bạn nghĩ rằng giảm uống nước sẽ giúp bạn giảm rò rỉ nước tiểu? Nhưng tình trạng cơ thể thiếu nước sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về UTIs (nhiễm trùng đường tiết niệu). Bàng quang bị nhiễm trùng thì rò rỉ nước tiểu càng nhiều, và bàng quang bị rò rỉ nước tiểu càng nhiều thì càng dễ bị nhiễm trùng.

Tránh một số món kích thích. Như cà phê, các trái cây họ cam quýt, cà chua, nước ngọt và rượu,… vì những món này sẽ làm bạn khó kiểm soát hơn.
Khi gần ho hay hắt hơi, cười hoặc nhấc một vật nặng, bạn hãy tập Kegels hay chéo chân lại, hành động này sẽ làm giảm nguy cơ gây ra tiểu không tự chủ.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 454.
  2. Loss of Bladder Control Postpartum. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/postpartum-urinary-incontinence.aspx>. [Ngày 28 tháng 10 năm 2015]
  3. Postpartum urinary incontinence. Đọc thêm tại: <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1123200/>. [Ngày 28 tháng 10 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com