Sự kiện nổi bật

Tìm hiểu về tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix

Vacxin 6 trong 1 là gì và nên tiêm vacxin 6 trong 1 hay 5 trong 1 là băn khoăn của các bậc cha mẹ. Tuy không có trong lịch tiêm chủng mở rộng mà chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ nhưng cha mẹ vẫn lựa chọn tiêm vacxin 6 trong 1 Infanrix, vì loại vacxin này ít gây ra tác dụng phụ sau khi tiêm chủng cho trẻ.

>> Tham khảo ngay các địa chỉ tiêm phòng vắc xin uy tín tại TP.HCM

Vacxin 6 trong 1 là gì?

Vacxin 6 trong 1 là loại vacxin có thể bảo vệ bé cùng một lúc khỏi 6 bệnh:

  1. Bạch hầu
  2. Uốn ván
  3. Ho gà
  4. Sốt bại liệt
  5. Viêm màng não
  6. Viêm gan B

Có những loại vacxin 6 trong 1 nào?

Hiện nay trên thế giới có 2 loại vacxin 6 trong 1 từ hai nhà sản xuất lớn:

1. Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK)

Tìm hiểu về tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix
2. Vacxin 6 trong 1 Hexyon (còn gọi là Hexacima hoặc Hexaxim) sản xuất bởi liên doanh giữa Sanofi Pasteur và Merck. Loại vacxin này chưa phổ biến ở Việt Nam cho tới năm 2015.

Tìm hiểu về tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix hình ảnh 2
Hiện nay, vacxin 6 trong 1 Infanrix là loại duy nhất trên thế giới có ngừa cả bệnh sốt bại liệt. Còn Hexyon vừa được Hội đồng xét duyệt thuốc trên người tại Châu Âu (CHMP) cho phép quảng bá và sử dụng rộng rãi từ tháng 4/2013. Cả 2 loại vacxin trên đều sử dụng dạng vô bào của vi khuẩn ho gà (aP) thay vì nguyên bào (wP) nên an toàn hơn rất nhiều cho trẻ.

Mặc dù tiêm vacxin 6 trong 1 rất tiện dụng trong các chiến dịch chủng ngừa vì giảm thiểu được thời gian chích ngừa nhắc lại, tuy nhiên, việc áp dụng vacxin này cho chương trình tiêm chủng mở rộng ở nhiều nước vẫn chưa khả thi (nhất là ở các nước đang phát triển) vì việc chế tạo và bảo quản khá phức tạp.

Sự phức tạp này đồng thời cũng làm tăng giá vacxin, và nhiều nhà sản xuất vẫn xem đây là một sản phẩm cao cấp dành cho các đối tượng khá giả. Việc phát triển sản phẩm vacxin 6 trong 1 cho cả cộng đồng sẽ mất rất nhiều thời gian, và ước tính sẽ phải đến gần năm 2025 mới hoàn thành.

Mẹ nên cho bé tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix khi nào?

Vacxin 6 trong 1 Infanrix sẽ được tiêm vào đùi bé và tiêm tối thiểu 3 lần, khi bé được 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng tuổi, mũi sau cách mũi trước 2 tháng.

Bố mẹ có thể tiêm mũi nhắc lại thứ 4 khi bé được 18 tháng và mũi thứ 5 khi bé được 4-6 tuổi để tăng miễn dịch cho bé.

tim-hieu-ve-tiem-phong-vacxin-6-trong-1-infanrix-hinh-anh3

Hãy cho bé tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix để giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh hơn

Tiêm phòng vacxin 6 trong 1 giúp bé tạo nên hệ miễn dịch kháng lại các 6 loại bệnh trên. Cứ mỗi lần chích, hệ miễn dịch của bé sẽ càng mạnh hơn. Do đó việc cho bé đi chích ngừa đúng và đủ là rất quan trọng.

Nếu bé đã trễ hạn chích ngừa, bố mẹ nên cho bé đi càng sớm càng tốt, không nên bỏ qua. Khi cho bé đi chích ngừa, bố mẹ cũng đồng thời giúp bảo vệ những trẻ khác chung quanh nữa đấy.

Khi đưa trẻ đi chích ngừa, bố mẹ lưu ý là cần giữ lại tất cả các hồ sơ đã chủng ngừa từ trước đến nay nhé!

Tiêm phòng vacxin 6 trong 1 có an toàn không?

Vacxin 6 trong 1 rất an toàn, và nhất là an toàn hơn hẳn việc để bé mắc một trong những bệnh trên. Nghiên cứu điều tra độc lập của nhóm nhà khoa học, dẫn đầu bởi tiến sĩ Gary Marshall cho thấy, độ an toàn cũng như hiệu quả chủng ngừa của vacxin 6 trong 1 hoàn toàn tương đương khi tiêm từng mũi đơn lẻ.

Các phản ứng thông thường với thuốc chủng ngừa có thể bao gồm bị đau, đỏ và sưng ở nơi được chích thuốc. Một số trẻ cũng có thể bị sốt hoặc quạu quọ, bứt rứt, khóc dai dẳng hoặc kém ăn kém bú. Đây là lý do bố mẹ được yêu cầu ngồi lại tại phòng nghỉ sau khi tiêm ít nhất 30 phút trước khi ra về để theo dõi những phản ứng không mong muốn của vacxin.

Các phản ứng này nhẹ và thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Trong thời gian đó, bố mẹ có thể cho bé uống ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau.

Trong các trường hợp tương đối hiếm, bé có thể bị sốt co giật và sẽ khỏi sốt nhanh chóng khi được điều trị tại nơi tiêm. Sốt co giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, hiếm khi xảy ra vào 6 tháng đầu, và thường xảy ra khi bé được 2 tuổi hơn. Tuy nhiên, nếu bé bị sốt co giật sau khi tiêm chủng, không có nghĩa là do vacxin hoàn toàn mà có thể do một nguyên nhân nào đó ngẫu nhiên xảy ra đồng thời trong khi tiêm.

Quan trọng nhất là bố mẹ và bé phải ở lại bệnh viện, trung tâm y tế trong 30 phút sau khi tiêm bất cứ loại thuốc chủng ngừa nào. Bởi vì dù cực kỳ hiếm thấy (xảy ra với ít hơn 1 trong 100,000 ca), sau khi chích ngừa bé có thể bị sốc phản vệ, ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn (anaphylaxis). Triệu chứng có thể bao gồm nổi ban đỏ, khó thở hoặc sưng cổ họng, lưỡi hay môi.

Nếu phản ứng này xảy ra, y bác sĩ đã được chuẩn bị để điều trị khẩn cấp, bao gồm chích thuốc epinephrine (adrenaline). Nếu các triệu chứng xảy ra sau khi bạn đã về nhà, hãy đưa bé đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

Không nên cho trẻ tiêm phòng vacxin 6 trong 1 khi:

Có rất ít trường hợp bé không nên chích vacxin này.

Bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu con bạn gặp phải một trong những trường hợp sau đây:

  • Đã từng bị một phản ứng đe dọa đến tính mạng với bất kỳ liều vacxin chủng ngừa bệnh bạch hầu, sài uốn ván, ho gà, viêm gan B, sốt bại liệt, hoặc viêm màng não loại B.
  • Phản ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc chủng ngừa, kể cả neomycin và polymyxin B.
  • Từng bị sốt co giật trong 72 tiếng sau khi tiêm.

Không cần phải trì hoãn việc chủng ngừa do bị cảm lạnh hoặc bị bệnh nhẹ khác. Nếu bạn vẫn lo ngại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ cho kĩ càng nhé. Tuy nhiên nếu bé đang bị bệnh kèm theo sốt, bạn có thể đợi đến khi bé khỏi hẳn mới cho đi tiêm.

Giá vacxin 6 trong 1 ra sao?

Theo báo Phụ Nữ, vào tháng 7/2015 do khan hiếm hàng, một mũi vacxin 6 trong 1 từ 700.000đ bị “hét” lên 3.000.000 – 4.000.000 triệu đồng/mũi tại Hà Nội.

Còn tại Singapore, giá vacxin 6 trong 1 từ 1.700.000 – 3.000.000 đồng, chưa kể tiền khám trước khi tiêm và chi phí bay, ăn ở của bố mẹ và bé.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết phải đến hết năm 2015 thì vacxin 6 trong 1 Infanrix mới có thể nhập về Việt Nam. Nguyên nhân là do sự khan hiếm từ phía nhà sản xuất tại Pháp.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Hexavalent IPV-based combination vaccines for public-sector markets of low-resource countries.  Tham khảo tại: <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3906353/>. [Ngày 28/12/2015]
  2. Vaccine, 6 in 1 (childhoold vaccination). Tham khảo tại: <http://www.hse.ie/portal/eng/health/az/V/Vaccine,_6_in_1_childhoold_vaccination>. [Ngày 28/12/2015]
  3. Thuốc chủng ngừa bệnh Bạch hầu, Sài uốn ván, Ho gà, Viêm gan B, Sốt bại liệt, và Trực khuẩn gây viêm màng não loại b (DtaP-HB-IPV-Hib). Tham khảo tại: <https://www.healthlinkbc.ca/healthfiles/bilingua/vietnamese/hfile105-V.pdf>. [Ngày 28/12/2015]
  4. Immunogenicity, Safety, and Tolerability of a Hexavalent Vaccine in Infants. Tham khảo tại: <http://pediatrics.aappublications.org/content/136/2/e323>. [Ngày 28/12/2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com