Sức khỏe

To nhỏ cách chữa đau bụng kinh “tận gốc”

Đau bụng kinh là một vấn đề xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ. Có hai loại đau bụng kinh là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Hãy cùng mekhonghoanhao tìm cách chữa đau bụng kinh cho cả hai trường hợp nhé!

Chẩn đoán đau bụng kinh

Để phân biệt đau bụng kinh với các cơn đau khác, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử của bạn và thực hiện thăm khám tổng quát, bao gồm cả khám vùng chậu.

Trong khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh sản, tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng và đề nghị một số xét nghiệm như:

  • Siêu âm: Để xác định xem bạn có bị u xơ tử cung hoặc các bất thường khác ở buồng trứng hay không.
  • Nội soi bụng hoặc nội soi tử cung: Một camera nhỏ được đưa vào để quan sát hố chậu, bụng hoặc đưa vào tử cung để kiểm tra lòng tử cung.
  • Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp CT hoặc chụp MRI giúp bác sĩ chẩn đoán qua các hình ảnh cắt ngang xương, các cơ quan và các mô mềm khác bên trong cơ thể của bạn.

Các xét nghiệm trên sẽ góp phần tìm ra nguyên nhân và xác định loại đau bụng kinh bạn đang gặp (nguyên phát hay thứ phát), từ đó đề xuất cách chữa đau bụng kinh phù hợp.

Đau bụng kinh nguyên phát

Nguyên nhân

 Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do tử cung bị co thắt. Khi tử cung co thắt quá mạnh có thể làm cho các mạch máu gần đó bị co lại hoặc cắt đứt nguồn cung cấp ôxy cho các mô cơ của tử cung, từ đó làm bạn cảm thấy quặn đau.

Triệu chứng

 Đau bụng kinh nguyên phát thường bắt đầu vào khoảng từ  6-12 tháng sau lần kinh nguyệt đầu tiên.

Cơn đau sẽ có một số đặc điểm như: Có thể lan ra vùng lưng dưới hoặc lan xuống đùi; thường sẽ đau ngay khi vừa hành kinh, nhưng cơn đau cũng có thể bắt đầu trước đó 1 ngày; thường chỉ kéo dài trong vòng 12-24 giờ, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài 2-3 ngày.

Cơn đau có thể thay đổi theo từng chu kỳ kinh, có một số chu kỳ bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn; cơn đau thường có xu hướng nhẹ hơn khi bạn lớn tuổi hoặc sau khi có em bé.

Một số các triệu chứng khác có thể đi kèm với cơn đau như: Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, sưng và đau ngực, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, cảm giác dễ bị kích động hoặc dễ khóc.

to-nho-cach-chua-dau-bung-kinh-tan-goc-hinh-anh1

Đau bụng kinh có thể khiến chị em đau đầu, chóng mặt,…

Khoảng 90% phụ nữ mắc phải tình trạng đau bụng kinh nguyên phát. Tình trạng này thường xảy ra khoảng ba năm sau khi bạn bắt đầu có kinh và tiếp tục kéo dài cho đến khi bạn ở độ tuổi từ 20-30 hoặc cho đến khi có con.

Điều trị

Để làm giảm đau bụng kinh nguyên phát, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng viêm không steriods (NSAIDs). Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc NSAIDs như Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Motrin) và naproxen (Aleve). Nếu như các loại thuốc này không hiệu quả thì có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau khác như Paracetamol hoặc Codeine.
  • Thuốc ngừa thai. Nếu như bạn cần phải sử dụng thuốc ngừa thai, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc ngừa thai hỗn hợp. Loại thuốc này giúp làm mỏng lớp nội mạc tử cung nên cũng có tác dụng giảm đau.

Đau bụng kinh thứ phát

Nguyên nhân

Đau bụng kinh thứ phát xảy ra do tình trạng bất thường nào đó về thể chất. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở những bạn mới bắt đầu hành kinh.

Đau bụng kinh thứ phát có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Lạc nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung. Khi bị lạc nội mạc tử cung thì các tế bào nội mạc này phát triển ở một số vùng bên ngoài tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng…
  • Viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm trong tử cung và có thể lây lan đến các cơ quan sinh sản khác.
  • Hẹp cổ tử cung. Cổ tử cung bị hẹp xảy ra thường là do cổ tử cung hình thành các mô sẹo.
  • U xơ tử cung. Khối u phát triển tại tử cung cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
    to-nho-cach-chua-dau-bung-kinh-tan-goc-hinh-anh2

U xơ tử cung

Triệu chứng

Triệu chứng chính của đau bụng kinh thứ phát vẫn là đau bụng dưới trong lúc hành kinh. Tuy nhiên, không giống như đau bụng kinh nguyên phát, đau bụng kinh thứ phát thường có xu hướng gia tăng khi bạn lớn tuổi.

Các triệu chứng có thể đi kèm của đau bụng kinh thứ phát:

  • Cơn đau bất thường hơn mọi khi (đau nhiều hơn, kéo dài lâu hơn bình thường, bắt đầu trước khi hành kinh nhiều ngày và đau suốt trong quá trình hành kinh).
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Chảy máu bất thường giữa những chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng khi không hành kinh.
  • Lượng máu hành kinh ra nhiều hơn những lần trước.
  • Âm đạo tiết dịch bất thường.
  • Đau khi quan hệ.
  • Đau trực tràng 

Điều trị

Cách chữa đau bụng kinh thứ phát sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm cách điều trị của viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung.

Ngoài ra, để làm giảm đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Tập thể dục có thể làm dịu các cơn đau bụng kinh.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc sử dụng một chai nước nóng, miếng dán nhiệt đặt trên bụng có thể giảm bớt đau bụng kinh.
  • Hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá vì chúng có thể làm cho bạn đau bụng kinh nhiều hơn.
    to-nho-cach-chua-dau-bung-kinh-tan-goc-hinh-anh3

Hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá

  • Tâm lý căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ và cường độ đau bụng kinh,vì vậy bạn nên hạn chế stress.
  • Một số người sử dụng phương pháp xoa bóp để làm dịu các cơn đau. Cố gắng xoa bóp ở vùng bụng bằng những động tác nhẹ nhàng, theo hướng vòng tròn cũng sẽ giúp cơn đau giảm bớt.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thực phẩm chứa vitamin E ( đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc..) axit béo omega-3 (trứng, hạt bí ngô, cá hồi, cá thu, cá mòi, sò, cá ngừ…) Vitamin B-1 (thiamine) (có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, mì), magiê (các loại đậu, hạt vừng, hạt điều, chuối, mơ khô, bơ…) có thể làm giảm đau bụng kinh.

Ngoài ra, uống nước chanh, trà húng quế hoặc uống trà gừng pha một chút mật ong cũng có thể làm giảm đau bụng kinh.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Menstrual disorders. Đọc thêm tại: <http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/Menstrual+Disorders>. [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
  2. Menstrual cramps. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/women/menstrual-cramps>. [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
  3. Menstrual disorders. Đọc thêm tại: <http://www.healthywomen.org/condition/menstrual-disorders>. [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
  4. Mestrual cramps lifestyle and home remedies. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/basics/lifestyle-home-remedies/con-20025447>. [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
  5. Menstrual cramps. Đọc thêm tại <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/basics/tests-diagnosis/con-20025447>. [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
  6. Remedies for mestrual cramps. Đọc thêm tại: <http://www.home-remedies-for-you.com/remedy/Menstrual-Cramps.html>. [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
  7. Menstrual cramps: 6 home remedies. Đọc thêm tại: <http://www.medicaldaily.com/menstrual-cramps-6-home-remedies-247558> [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
  8. Period pain (Dysmenorrhea). Đọc thêm tại: <http://www.patient.co.uk/health/period-pain-dysmenorrhoea> [Ngày 26 tháng 4 năm 2015]
  9. Painful periods. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/Conditions/Periods-painful/Pages/Treatment.aspx> [Ngày 26 tháng 4 năm 2015]
  10. Endometriosis. Đọc thêm tại: <http://womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/endometriosis.html>. [Ngày 27 tháng 04 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com