Sức khỏe

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật ba mẹ cần giữ bình tĩnh, tuỳ từng trường hợp có cách giải quyết khác nhau. Dưới đây là một số tình huống có thể gặp phải và lời khuyên về cách xử lý.

Trẻ bị nghẹn, nhưng vẫn có thể thở và nói chuyện được, điều này có nghĩa là đường thở không hoàn toàn bị chặn. Trong tình huống này bạn nên quan sát kỹ những dấu hiệu chuyển biến của trẻ, để kịp thời sơ cứu. Bé sẽ cảm thấy tốt hơn khi bé ho để đẩy vật ra. Đừng cố sử dụng các vật khác để lấy dị vật ra, vì có thể sẽ đẩy vật xuống sâu hơn và làm cho tình hình tệ hơn. Hãy ở bên cạnh bé cho đến khi bé hoàn toàn khỏe hẳn.

Trẻ bị hóc dị vật nhưng trẻ vẫn tỉnh táo nhưng không thể thở, không thể nói chuyện, không thể tạo ra âm thanh hoặc da chuyển sang màu xanh: Trong trường hợp này hãy tiến hành đẩy bụng cho trẻ và gọi cấp cứu ngay lập tức. Thực hiện các động tác ép bụng để đẩy dị vật ra nếu bạn đã được đào tạo. Nếu bạn chưa được đào tạo, và không ai khác có mặt tại hiện trường được đào tạo để thực hiện kỹ thuật ép bụng này, hãy đợi cho đến khi có người giúp đỡ đến.

Nếu trẻ bị nghẹt thở và ngất đi, và không còn thở nữa, hãy gọi giúp đỡ và cấp cứu tức thì. Sau đó tiến hành ngay kỹ thuật sơ cứu CPR. Nếu không có ai biết kĩ thuật này, hãy đợi đội cứu hộ đến.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Ba mẹ, người chăm sóc trẻ nên biết các động tác sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Trẻ bị hóc dị vật – Khi nào cần gọi bác sĩ hoặc đi cấp cứu

Đưa trẻ đến trung tâm chăm sóc y tế khẩn cấp khi tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng.

Trẻ cũng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp khi:

  • Ho kéo dài, chảy nước dãi, nôn, thở khò khè, khó nuốt, hoặc khó thở
  • Da xanh xao, đi khập khiễng, hoặc bất tỉnh, lâu lâu bé có thể chợt tỉnh
  • Bạn nghi ngờ trẻ đã nuốt phải các đồ vật như: đồ chơi hoặc pin

Nếu trẻ bị nghẹn nhưng trở lại bình thường sau khi ho, thì trẻ không cần cấp cứu nhưng bạn nên gọi bác sĩ đến khám hoặc đưa bé đi khám sau đó.

Phòng ngừa trẻ bị hóc dị vật như thế nào?

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị nghẹn do hóc dị vật hoặc hóc thức ăn, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi sẽ dễ bị hơn. Trẻ nhỏ thường có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng nhưng đường dẫn khí của trẻ nhỏ nên dễ dàng bị mắc nghẹn, cũng như trẻ không có nhiều kinh nghiệm nhai nên thường nuốt trọng mọi thứ.

Bạn có thể giúp giảm thiểu những rủi ro trẻ bị hóc dị vật như sau:

  • Tránh các thức ăn gây nghẹn (như nho, cà rốt sống, các loại hạt, nho khô, kẹo cứng hoặc kẹo dẻo, bơ đậu phộng, thịt hay phô mai hình cục, bỏng ngô..), đó là những vật có kích cỡ bằng đường dẫn khí của trẻ nên trẻ dễ mắc nghẹn.
  • Luôn cắt thức ăn kích cỡ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ ăn rau củ đã nấu chín hơn là ăn sống. Dạy cho trẻ ngồi xuống bàn ăn khi ăn bữa chính hay ăn vặt và không nói chuyện hay cười giỡn trong lúc ăn.
  • Đồ chơi và đồ gia dụng cũng có thể trở thành mối nguy hiểm gây nghẹt thở – hãy cẩn thận với các đồ chơi như bong bóng đã xì hơi, tiền xu, các loại hột trang sức, những bộ phận nhỏ của đồ chơi và các loại pin. Thường xuyên kiểm tra sàn nhà vì có thể bạn vô tình làm rơi các vật dụng nhỏ xuống mà không để ý. Trẻ có thể bỏ các vật dụng này vào miệng và mắc nghẹn, đặc biệt đối với trẻ đang tập bò hoặc tập đi
  • Hãy chọn đồ chơi an toàn và phù hợp với lứa tuổi. Luôn luôn làm theo các khuyến cáo của nhà sản xuất. Chú ý có một số đồ chơi có các bộ phận nhỏ có thể gây ngạt thở. Tất cả những đồ chơi nhỏ hơi kích cỡ của trái banh đánh golf dễ để bé bỏ vào miệng và có thể làm bé nghẹt thở.

Cha mẹ và người giữ trẻ cần tham gia các khóa học CPR và các khóa học sơ cứu để biết cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật.




  1. Choking. Tham khảo tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/home/choking.html#>
    [Ngày 7 tháng 9 năm 2015]
  2. What to Do When Your Child Is Choking. Tham khảo tại: <http://www.parents.com/baby/injuries/choking/what-to-do-when-your-child-is-choking/> [Ngày 7 tháng 9 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com