Sức khỏe

Trẻ bị nôn ói

Trẻ bị nôn ói là hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày qua miệng trẻ, xảy ra khi các cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, tống thức ăn từ dạ dày ra ngoài.

Bé Đốm rất hay bị ói. Nhiều lúc, mẹ vừa mất công cho bé ăn xong, bé lại ói ra hết. Thế là bao nhiêu mồ hôi công sức của mẹ cũng đi luôn. Mẹ bé bực mình quá, hét mắng ầm lên. Bé hoảng, khóc, vừa ăn lại vừa nấc, lại ói. Cả mẹ cả con đều bị căng thẳng chỉ vì chuyện ăn uống của bé. Thật chẳng biết làm sao để thoát được cái “thảm họa” này.

Ấy, tại sao mẹ lại mắng bé? Bé có cố ý đâu. Mỗi khi Đốm bị nôn ói, cũng có nghĩa là cơ thể của bé đang có vấn đề gì đó.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn ói. Thường thì, bé nào cũng sẽ mắc phải điều này ít nhất một vài lần trong đời. Và hiện tượng này rồi cũng biến mất khi nguyên nhân gây nên kia được “diệt tận gốc”.

Hiện tượng nôn ói là hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày qua miệng, xảy ra khi các cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, tống thức ăn từ dạ dày ra ngoài.

Tre bi non oi hinh anh

Trẻ bị nôn ói

Phản xạ này được kích hoạt bởi các “điểm gây nôn” trong não khi bị kích thích bởi:

  • Các dây thần kinh ở dạ dày và ruột khi ống tiêu hóa bị nhiễm trùng hay tắc nghẽn dẫn đến kích thích hoặc sưng phù.
  • Các hóa chất có trong máu (ví dụ như từ các loại thuốc).
  • Tác nhân gây kích thích tâm lý như: những thứ làm cho trẻ có cảm giác lo âu, sự kích thích từ tai giữa (như nôn do say tàu xe).

Đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng trẻ bị nôn ói và trẻ bị ọc sữa nhé. Hiện tượng ọc sữa thì bình thường thôi! Đây là hiện tượng thức ăn trôi dễ dàng từ dạ dày ra đường miệng và thường kèm theo ợ hơi. Ọc không nghiêm trọng và không ảnh hưởng vào sự tăng cân của bé. Đối với bé vài tháng tuổi, bé hay bị ọc sau khi uống sữa, hiện tượng này còn được gọi là “trớ”. Bé bị ọc liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ hay còn gọi là GERD. Tình trạng này xảy ra khi các cơ bắp ở phần cuối thực quản quá yếu, làm cho thức ăn không giữ lại được trong dạ dày mà lại trào ngược lên. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể áp dụng các hướng dẫn sau:

1. Làm đặc sữa bằng cách cho thêm một  lượng nhỏ ngũ cốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Nên chia nhỏ bữa ăn, và cho bé ăn nhiều lần trong ngày.
3. Vỗ nhẹ sau lưng bé thường xuyên giúp trẻ hết trớ
4. Để trẻ ở những nơi yên tỉnh, an toàn, bế trẻ ở tư thế thẳng đứng ít nhất ba mươi phút sau khi ăn.

Xem thêm:
Trẻ bị nôn ói: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết
Trẻ bị nôn ói, điều trị bằng cách nào?




  1. Votiming. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Votiming. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/vomit.html#>. [Ngày 03 tháng 10 năm 2014].
  3. Nausea and vomiting. Đọc thêm tại : <http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736>. [Ngày 05 tháng 11 năm 2014].
  4. Vomiting (Children). Đọc thêm tại : <http://www.webmd.com/first-aid/vomiting-children>. [Ngày 15 tháng 11 năm 2014].
  5. Nausea and Vomiting, Age 12 and Older – Home Treatment. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/children/tc/nausea-and-vomiting-age-4-and-older-home-treatment>. [Ngày 08 tháng 12 năm 2014].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com