Nuôi con

Trẻ hay sợ hãi có là điều bình thường?

Việc trẻ hay sợ hãi một thứ gì đó là điều thường gặp. Khi trẻ khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ có những trải nghiệm mới và đối mặt với những thách thức mới, nỗi sợ hãi gần như là một phần tất yếu trong sự phát triển tâm lý trẻ em.

Trẻ hay sợ hãi có là điều bình thường?

Theo một nghiên cứu, 43% trẻ em trong độ tuổi 6 – 12 có nhiều nỗi sợ hãi và lo lắng. Sợ bóng tối, đặc biệt là sợ bị bỏ lại một mình trong bóng tối, là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất ở nhóm tuổi này. Tương tự với nỗi sợ động vật, như sợ những con chó lớn và tiếng sủa lớn của chúng. Một số trẻ sợ lửa cháy, những nơi cao hay sợ giông bão. Những trẻ khác, nhận thức được các tin tức trên tivi và báo chí, lo lắng về trộm cướp, bắt cóc hoặc chiến tranh hạt nhân. Nếu gần đây trong gia đình có người bị bệnh nặng hoặc tử vong, trẻ có thể lo lắng về sức khỏe của những người xung quanh.

Trẻ hay sợ hãi có là điều bình thường

Trẻ hay sợ hãi bóng tối trong độ tuổi độ tuổi 6 -12

Trong giai đoạn giữa thời thơ ấu, những nỗi sợ của trẻ lúc tăng lúc giảm. Hầu hết những nỗi sợ này đều nhẹ, nhưng có khi những nỗi sợ trở nên mãnh liệt, thì chúng cũng dần dần tự giảm xuống sau một thời gian.

Trẻ thường sợ những gì?

Những đối tượng và tình huống mà trẻ sợ hãi rất khác nhau. Những trẻ quá nhỏ khi thể hiện sự sợ hãi rất khó để đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra, và nhiều cha mẹ đánh giá thấp số lượng những thứ có thể làm con cái mình sợ hãi. Một nghiên cứu cho thấy 2/3 số trẻ em tái diễn những nỗi sợ hãi, và một nghiên cứu khác chỉ ra cụ thể những nỗi sợ hãi phổ biến như sợ rắn, nhện và độ cao. Cha mẹ cần luôn ý thức được rằng một số nỗi sợ hãi dữ dội là bước phát triển bình thường và sẽ giảm dần một cách tự nhiên.

Trẻ hay sợ hãi những điều sau:

  • 2 – 4 tuổi: Sợ động vật, tiếng ồn lớn, bị bỏ một mình, bị phạt vô lý, tập đi vệ sinh, đi tắm, giờ đi ngủ, quái vật và ma, tè dầm, người tàn tật, chết chóc và thương tích.
  • 4 – 6 tuổi: Sợ bóng tối và những sinh vật không có thật. Trẻ cũng sợ động vật, giờ đi ngủ, quái vật và ma, sợ người lạ trong thời gian dài. Nỗi sợ người lạ có thể được gọi là “sự nhút nhát”, và trong thời gian này, nỗi sợ rắn ở trẻ không giảm đi nhiều. Trẻ em ở độ tuổi này cũng có thể sợ mất cha mẹ, chết chóc, bị thương và ly dị.
  • 7 – 8 tuổi: Trẻ vẫn còn bị ảnh hưởng chút ít bởi những nỗi sợ hãi khi nhỏ nhưng trẻ sẽ có những nỗi sợ có cơ sở hợp lý hơn, như: sợ đi học muộn, sợ không hòa nhập xã hội, những lời chỉ trích, những tình huống mới, nhận làm con nuôi, kẻ trộm, nguy hiểm cá nhân và chiến tranh.
  • 9 – 10 tuổi: Trẻ cũng có lo sợ sự ly dị, nguy hiểm cá nhân và chiến tranh. Ba nỗi sợ này có khả năng tiếp tục phát triển thành các vấn đề sợ hãi ở giai đoạn giữa của tuổi thanh thiếu niên. Nhóm tuổi này cũng có thể sợ máu và bị thương.
  • 11 – 12 tuổi: Trẻ có thể sợ động vật, bị bắt cóc, ở một mình trong bóng tối và sợ tiêm thuốc. Ở độ tuổi này, các bé trai bớt dần các nỗi sợ nhanh hơn các bé gái.

Như đề cập ở trên, việc trẻ hay sợ hãi trong thời thơ ấu sẽ giảm dần như một phần của sự phát triển tâm lý trẻ em bình thường.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L.Schor, M.D. (2004). Caring for Your School-Age Child: Ages 5 to 12. Bantam Books. Trang 283 – 285.
  2. Children Fears & Phobias. Đọc thêm tại: <http://www.anxietycare.org.uk/docs/child.asp>. [Ngày 21 tháng 9 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com