Mẹ không hoàn hảo

Triệu chứng rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên

Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến những thói quen ăn uống không tốt làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể và hoạt động hàng ngày của trẻ. Bài viết chia sẻ một số triệu chứng rối loạn ăn uống, cha mẹ tham khảo để sớm nhận biết và giúp con khắc phục tình trạng này nhé!

Rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên là khi trẻ tự chỉ trích bản thân, có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực về cân nặng và thức ăn. Thông thường, rối loạn ăn uống ở trẻ phát triển như là một cách để trẻ vị thành niên cảm thấy kiểm soát được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Khi những trẻ mắc rối loạn ăn uống tập trung vào thức ăn, cân nặng và vóc dáng cơ thể, gần như luôn luôn có những vấn đề tiềm ẩn và được che đậy bởi những rối loạn ăn uống của trẻ.

Rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên

Phân loại rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên

Các dạng chính của rối loạn ăn uống bao gồm:

Triệu chứng rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên

Trẻ vị thành niên mắc chứng chán ăn có một nỗi sợ hãi tột cùng về việc tăng cân và có cái nhìn bị bóp méo về kích cỡ và vóc dáng cơ thể của mình. Kết quả là trẻ cứ phấn đấu để duy trì cân nặng ở mức thấp. Một số trẻ hạn chế lượng thức ăn hấp thụ bằng cách ăn kiêng, ăn chay hoặc tập thể dục quá mức. Trẻ sẽ cố gắng ăn càng ít càng tốt, nạp vào lượng calo thấp nhất có thể, và thường xuyên bị ám ảnh về lượng thức ăn của mình. Với chứng chán ăn, cơ thể trẻ sẽ đi vào trạng thái đói quá mức và sự thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng cơ thể về nhiều mặt. Dưới đây là một số triệu chứng rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên, cha mẹ cần biết:

Triệu chứng rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên

Ngược lại với chứng chán ăn, chứng cuồng ăn được đặc trưng bởi hành vi ăn uống quá độ và sau đó nôn ra. Trẻ vị thành niên mắc chứng này có thể trải qua những biến động về trọng lượng nhưng hiếm khi trải qua tình trạng cân nặng thấp như chứng chán ăn.

Cả 2 dạng rối loạn nêu trên có thể dẫn đến việc tự ép buộc tập thể dục hoặc các hình thức khác của việc thải ra những thức ăn đã tiêu thụ – như là tự gây nôn hay sử dụng thuốc nhuận tràng. Việc nôn mửa thường xuên và thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến:

Nôn mửa thường xuyên do rối loạn ăn uông sẽ khiến trẻ bị đau bụng thường xuyên

Mặc dù chứng chán ăn và cuồng ăn rất giống nhau, nhưng trẻ mắc chứng chán ăn thường có thân hình mỏng manh và nhẹ cân, trong khi những trẻ mắc chứng cuồng ăn lại có cân nặng bình thường hoặc thậm chí thừa cân.

Bên cạnh chứng chán ăn và cuồng ăn thì các rối loạn khác như rối loạn ăn uống vô độ, chứng sợ thức ăn và rối loạn hình ảnh cơ thể cũng đang trở nên ngày càng phổ biến ở trẻ vị thành niên.

Các rối loạn ăn uống ở trẻ rất dễ dàng vượt khỏi sự kiểm soát và trở thành những thói quen khó phá vỡ. Đây là những vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ, nhà trị liệu và chuyên gia dinh dưỡng.