Sức khỏe

Triệu chứng và chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội

Trẻ có rối loạn lo âu xã hội hay ám ảnh sợ xã hội có thể khóc nhiều hơn bình thường, sợ đi học và các hoạt động thường ngày khác. Việc chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.

Ám ảnh sợ xã hội biểu hiện như thế nào?

Trẻ có ám ảnh sợ xã hội có thể khóc nhiều hơn bình thường, có cảm giác như bị đông cứng khi đứng trước điều gây lo âu (lúng túng, sợ hãi, không biết làm gì) hoặc trẻ có thể nổi cơn thịnh nộ. Trẻ sợ đi học và tham gia các hoạt động trong lớp học hay những tiết mục biểu diễn ở trường.

Các thanh thiếu niên mắc rối loạn này có thể:
– Kinh sợ các hoạt động thường ngày, như:

  • Gặp gỡ những người lạ mặt.
  • Nói chuyện trong một nhóm người hoặc khởi đầu các cuộc chuyện trò.
  • Nói chuyện qua điện thoại.
  • Nói chuyện với những nhân vật có thẩm quyền.
  • Đi học.
  • Đi ăn uống với bạn bè.
  • Đi mua sắm.

– Có lòng tự trọng thấp và cảm thấy bất an về các mối quan hệ của mình.
– Sợ bị chỉ trích.
– Né tránh tiếp xúc mắt.
– Lạm dụng ma túy hoặc rượu để cố gắng làm giảm lo âu.

Trieu chung va chan doan am anh so xa hoi hinh anh 1

Trẻ có ám ảnh sợ xã hội sẽ tránh nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện

Nỗi lo sợ đối với một tình huống xã hội nào đó ở trẻ đôi khi có thể hình thành nên cơn hoảng loạn, khiến cho trẻ cảm thấy bị choáng ngợp bởi cảm giác sợ hãi, e ngại và lo lắng kéo dài trong vài phút. Trẻ cũng có thể trải qua các triệu chứng về cơ thể như có cảm giác khó chịu, đổ mồ hôi, run rẩy người và nhịp tim đập nhanh. Những triệu chứng này thường dâng lên đến đỉnh điểm trước khi biến mất một cách nhanh chóng. Mặc dù những loại triệu chứng này có thể ở mức đáng báo động nhưng chúng không gây nên sự tổn hại nào về cơ thể của trẻ có ám ảnh sợ xã hội.

Nhiều người có chứng ám ảnh sợ xã hội sẽ kèm theo các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác, như là:
– Trầm cảm.
– Rối loạn lo âu dạng tổng quát.
– Rối loạn hoảng sợ.
– Rối loạn stress sau sang chấn.

Chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội

Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể đang có ám ảnh sợ xã hội thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ thần kinh. Còn nếu tình trạng lo âu của trẻ nghiêm trọng đến nỗi trẻ không thể ra khỏi nhà thì bác sĩ có thể đến khám tại nhà.
Tiêu chí chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội mà bạn cần biết:

Bác sĩ sẽ hỏi trẻ một số câu từ bảng hỏi chẩn đoán – như Bảng liệt kê kiểm tra ám ảnh sợ xã hội, Thang đo ám ảnh sợ xã hội hoặc Thang đo lo âu trong các tương tác xã hội. Những công cụ này đưa ra kết quả số điểm tương ứng cho thấy mức độ lo âu trong các tình huống xã hội của trẻ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi một số dạng câu hỏi khác, như:

  • Trẻ có xu hướng né tránh các địa điểm hay hoạt động xã hội hay không?

Trieu chung va chan doan am anh so xa hoi hinh anh 2

Trẻ có ám ảnh sợ xã hội sẽ có xu hướng né tránh những nơi đông người

 

  • Trẻ có sợ việc mình phải tiếp xúc với những người khác, như nói chuyện, ăn uống và tham dự những buổi tiệc tùng hay không?
  • Trẻ có gặp khó khăn khi làm điều gì đó mà có người khác đang nhìn không?

Các bác sĩ sẽ loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây nên nỗi sợ hãi ở trẻ, như rối loạn lo âu tổng quát hoặc chứng ám sợ khoảng trống.

Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu xem trẻ có đang gặp khó khăn với những vấn đề nào khác mà cần được điều trị riêng biệt hay không, như là rối loạn trầm cảm hoặc một vấn đề về sử dụng rượu hay ma túy.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Social Anxiety in Children. Đọc thêm tại: <http://raisingchildren.net.au/articles/social_anxiety.html>.  [Ngày 6 tháng 10 năm 2015].
  2. Social Anxiety Disorder (Social Phobia). Đọc thêm tại:<http://www.nhs.uk/conditions/social-anxiety/Pages/Social-anxiety.aspx>.  [Ngày 6 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com