Sức khỏe

Viêm ống tai ngoài ở trẻ em

Mẹ đã bao giờ nghe đến bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ em chưa? Viêm ống tai ngoài khiến trẻ vô cùng khó chịu, thậm chí là khiến bé đau đớn mỗi khi nhau hoặc khi mẹ kéo nhẹ dái tai, và có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm ống tai ngoài đấy.

>> Danh sách các bác sĩ và phòng khám điều trị viêm ống tai ngoài chất lượng tại TP.HCM

Viêm ống tai ngoài xảy ra khi nước bị giữ lại trong ống tai ngoài và không thể thoát ra, từ đó gây bào mòn lớp da bảo vệ đồng thời gây mất cân bằng độ pH trong ống tai ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển dẫn đến viêm.

Dấu hiệu nhận biết viêm ống tai ngoài ở trẻ em

Viêm ống tai ngoài thường khởi phát với triệu chứng ngứa ngáy ở tai, khi bệnh tiến triển có thể khiến tai đau và nhạy cảm. Nếu bé cảm thấy rất đau đớn mỗi khi nhai hoặc khi mẹ kéo nhẹ dái tai thì rất có thể bé đang bị viêm ống tai ngoài đấy.

Mặc dù có dấu hiệu như trên, nhưng mẹ cũng đừng quên kiểm tra bên trong tai của bé nhé, nếu bé bị viêm ống tai ngoài, ống tai của bé có thể bị đỏ và tróc vảy. Ngoài ra, bé cũng có thể có thêm một số triệu chứng khác như tai chảy dịch lỏng màu vàng hoặc dịch có mùi hôi. Bé cũng có thể bị sưng tai hoặc sưng các tuyến ở vùng cổ.

Viêm ống tai ngoài ở trẻ em

Viêm ống tai ngoài ở trẻ em

Nguyên nhân viêm ống tai ngoài ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm ống tai ngoài, ví dụ như nguồn nước không sạch, bị chấn thương, lấy ráy tai không đúng cách hoặc do một số bệnh lý.

Nguồn nước
Nước ở ao hồ thường chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy, đây là thủ phạm phổ biến gây viêm ống tai ngoài. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng nước trong hồ bơi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh bởi chlorine có trong nước ở hồ bơi có thể giết chết những lợi khuẩn ở trong tai, điều này góp phần tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn gây bệnh có hại phát triển.

Ngoài ra, nước từ bồn tắm và vòi sen cũng có thể làm trẻ bị viêm ống tai ngoài nếu nước chảy vào tai bé quá nhiều.

Chấn thương
Mặc dù nước được biết đến như là một thủ phạm thường gặp nhất gây ra bệnh lý viêm ống tai ngoài ở trẻ, nhưng viêm ống tai ngoài cũng có thể được gây ra bởi sự chấn thương thành ống tai.

Bé có thể đã đưa một vật gì đó chọt vào bên trong tai (ví dụ như là một chuỗi hột  hoặc một mảnh thức ăn) hoặc cào xước lớp da lót thành ống tai, tạo điều kiện cho sự khởi phát quá trình nhiễm trùng.

Lấy ráy tai không đúng cách
Việc mẹ lấy ráy tai cho bé bằng bông ngoáy tai cũng có thể làm bé bị viêm tai ngoài đấy nhé. Các nhà khoa học cho rằng ráy tai được tạo ra để bảo vệ tai của bé nhờ vào cơ chế bắt giữ bụi bẩn và vi khuẩn. Những sợi lông li ti của ống tai ngoài sẽ làm nhiệm vụ đẩy những ráy tai chứa bụi bẩn và vi khuẩn này ra ngoài.
Nếu miếng bông ngoáy tai đẩy ráy tai sâu hơn vào bên trong ống tai thì khu vực này sẽ trở thành nơi thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Một số bệnh lý
Có lẽ mẹ sẽ hơi ngạc nhiên nhưng một số bệnh lý về da như vẩy nến hay chàm cũng có thể làm bé tăng nguy cơ bị viêm ống tai ngoài đấy.

Điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ em

Viêm ống tai ngoài ở trẻ em hình ảnh 2

Cách điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ

Để điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ em, các bác sĩ có thể kê cho bé một số toa thuốc nhỏ tai để giảm viêm và diệt khuẩn. Nếu nhiễm trùng ở giai đoạn tiến triển, bác sĩ cũng có thể kê thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh hoặc steroid cho bé.

Mẹ cũng cần đảm bảo phải luôn giữ cho ống tai của bé được khô ráo, sạch sẽ để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi nảy nở.

Áp một miếng gạc nóng vào tai bé cũng có thể giúp giảm đau hiệu quả, tuy nhiên, nếu bé vẫn cảm thấy khó chịu, mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ xem có thể cho bé uống  ibuprofen liều dành cho trẻ em (nếu bé trên 6 tháng tuổi) hoặc acetaminophen để giảm đau hay không.

Mẹ lưu ý là không nên cho bé uống aspirin nhé vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, đây là một hội chứng hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bé đấy.

Thông thường, bé sẽ có dấu hiệu cải thiện trong khoảng một vài ngày, tình trạng nhiễm trùng sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần nếu được điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng vẫn không có dấu hiệu cải thiện sau từ 4-5 ngày điều trị, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra nhé!

Nếu bé có các dấu hiệu như đột nhiên bị sưng mặt, đau dữ dội hay sốt, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra xem bé có bị viêm ống tai ngoài không nhé.

Phòng ngừa viêm ống tai ngoài ở trẻ

Viêm ống tai ngoài không phải là bệnh lây nhiễm, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng rằng bé sẽ bị nhiễm bệnh từ bạn bè xung quanh. Tuy vậy, để phòng ngừa cho bé mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Khi làm sạch tai bé, mẹ hãy cố làm thật từ tốn và nhẹ nhàng hết mức có thể. Mẹ có thể sử dụng một cái khăn mặt mềm thay vì bông ngoáy tai để làm sạch phía bên ngoài ống tai.

Viêm ống tai ngoài ở trẻ em hình ảnh 3

Mẹ hãy làm sạch tai bé với một cái khăn mặt mềm thay vì bông ngoáy tai để làm sạch bên ngoài ống tai nhé

  • Nếu mẹ nghĩ rằng bé dễ bị viêm ống tai ngoài, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng những loại thuốc nhỏ tai để dự phòng bệnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha hỗn hợp giấm trắng và rubbing alcohol để nhỏ tai cho bé, dung dịch này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không được sử dụng dung dịch này nếu nghĩ rằng bé có thể đang bị nhiễm trùng, bởi vì nó có thể làm bé có cảm giác đau nhói hơn.

Ngoài ra, lúc tắm hay cho bé bơi lội mẹ cần đảm bảo không cho nước chảy vào tai của bé nhé!




Swimmer’s ear (otitis externa). Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_swimmers-ear-otitis-externa_1195088.bc?showAll=true>. [Ngày 21 tháng 09 năm 2015]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com