Mẹ không hoàn hảo

Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em do virus

Một trong những bệnh trẻ em 3 -5 tuổi thường gặp là bệnh viêm thanh khí phế quản do virus, tuy nhiên bệnh vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Bé mắc phải bệnh này sẽ có triệu chứng ho ong ỏng, sỗ mũi, nghẹt mũi,…Vậy viêm thanh khí phế quản là gì và triệu chứng cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm thanh khí phế quản là gì?

Viêm thanh khí phế quản là tình trạng viêm của thanh quản và khí quản với triệu chứng là ho ong ỏng như tiếng chó sủa và tiếng rít thé thé khi hít vào.

 

Bé bị viêm thanh khí phế quản

Các nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí phế quản

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh là do virus, thường là do virus parainfluenza. Ngoài ra, bệnh còn do có một số loại virus khác như adenovirus hoặc virus hợp bào hô hấp (RSV), influenza, measles,…
Các nguyên nhân khác có thể bao gồm như:

Bệnh viêm thanh khí phế quản được lây lan chủ yếu từ người sang người, từ không khí hoặc từ bàn tay bé đã nhiễm virus vào mũi hoặc mắt của mình. Bệnh có xu hướng xảy ra vào mùa thu và mùa đông. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên, phổ biến nhất là ở các bé từ 3- 5 tuổi.

Triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Ho, sổ mũi, nghẹt mũi…. là triệu chứng thông thường mà bất cứ trẻ nào cũng đều mắc phải, do đó, khi thấy bé có những triệu chứng trên, thường các mẹ sẽ nghĩ là bé chỉ bị cảm lạnh thông thường và chỉ mua thuốc cảm cho bé uống và điều trị tại nhà. Điều này rất nguy hiểm, vì nếu các mẹ để ý kỹ hơn, tiếng ho của bé nghe… kỳ kỳ, khi bé thở mà có tiếng rít lên rít xuống thì có thể bé bị viêm thanh khí phế quản rồi đấy.

Triệu chứng ban đầu của bé khi bị viêm thanh khí phế quản là nghẹt mũi, chảy nước mũi giống như cảm lạnh, sau đó là sốt. Sau từ 1- 2 ngày, khi đường hô hấp trên ngày càng viêm và sưng tấy, bé bắt đầu bị khàn giọng và ho. Tiếng ho này lớn và vang như tiếng kêu của loài hải cẩu, đây là một triệu chứng đặc trưng của bệnh. Triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đặc biệt khi bé quấy khóc.

Nếu đường hô hấp trên vẫn tiếp tục sưng lên làm bé khó thở, mẹ có thể nghe được tiếng rít khi bé hít vào. Bé có thể sẽ thở rất nhanh và bị co lõm lồng ngực (mẹ sẽ thấy vùng da giữa các xương sườn trên thành ngực của bé rút lại khi thở).

Trong một số trường hợp bệnh nặng, bé trông nhợt nhạt và hơi xanh vùng quanh miệng do thiếu oxy. Khi đã quá mệt vì cố gắng thở, bé sẽ không còn muốn ăn uống, bé cũng có thể kiệt sức vì ho. Quá trình bệnh thường kéo dài từ 3-5 ngày.

 

Bé mắc bệnh viêm thanh khí phế quản sẽ cảm thấy khó thở

Một số bé có cơ địa dễ bị viêm thanh khí phế quản bất cứ khi nào có sự xâm nhập của virus vào đường hô hấp trên.

Phương pháp chẩn đoán viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em có thể được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng lâm sàng hoặc bằng một số phương pháp như:

Điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản tại nhà

Phần lớn các bé mắc viêm thanh khí phế quản có thể được điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng các hướng dẫn dưới đây để giúp bé mau hồi phục:

Nếu những triệu chứng của bé vẫn không thuyên giảm và kéo dài hơn 3-5 ngày, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Tùy vào tình hình sức khỏe của bé, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu sử dụng thuốc: Có thể dùng Steroid (glucocorticoid) giúp làm giảm tình trạng viêm sưng ở đường dẫn khí của bé, thường có hiệu quả trong vòng 6 tiếng. Bên cạnh đó, Dexamethasone cũng thường được sử dụng vì hiệu quả kéo dài của nó (lên đến 72 tiếng). Epinephrine cũng khá hiệu quả trong việc giảm viêm đường hô hấp vì tác dụng nhanh, nhưng hiệu quả lại không kéo dài.

 

Mẹ có thể dùng thuốc để làm giảm tình trạng viêm sưng ở đường dẫn khí của bé

Trong trường hợp bé bị viêm thanh khí phế quản, việc dùng kháng sinh không có tác dụng do bệnh này gây ra bởi một loại virus hoặc do dị ứng. Xi-rô ho cũng không giúp ích được gì.

Trong thực tế, những loại thuốc ho bày bán sẵn trên thị trường (mà mẹ có thể mua bất cứ lúc nào mà không cần toa thuốc của bác sĩ) sẽ không giúp ích cho bé dưới sáu tuổi và không nên cho bé dưới hai tuổi uống vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe của bé.

Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ?

Mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ sau:

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em, hãy thực hiện như khi mẹ phòng bệnh cảm lạnh hay cúm với những biện pháp như: rửa tay thường xuyên cho bé và giữ bé cách xa những người bị bệnh, nhắc nhở bé che miệng lại bằng chính khuỷu tay của mình khi ho hoặc nhảy mũi hãy để tránh lây lan mầm bệnh.