Mẹ không hoàn hảo

Bé bị dập móng tay – ngón tay và ngón chân

Bị dập móng tay hay ngón tay, ngón chân khó tránh khỏi khi các bé yêu nhà mình vốn bản tính hiếu động. Trường hợp nào mẹ cần mang bé đi khám bác sĩ vậy?

Rầm, nghe tiếng cửa đóng, mẹ hốt hoảng chạy ra thì thấy em Na im thin thít, không nói được câu nào khi nghịch chơi bị cửa kẹp phải. Nhìn bé bị dập móng tay và ngón tay của bé sưng to dần, mẹ vừa xót con lại vừa giận mình. Mẹ ôm em vào lòng, vừa ôm vừa dỗ dành: “Na của mẹ bị cửa dập vào tay đau quá, mà em dũng cảm không khóc tí nào nhỉ”. Vừa nói đến đó, qua cơn sợ và shock do đau, em òa lên khóc làm mẹ cũng cuống hết cả lên. Cuối cùng là mẹ khóc, con khóc, mắt mũi tèm nhèm hết cả 2. Có mẹ nào bị trường hợp này xảy ra chưa và trường hợp nào thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhỉ!

Bé bị dập móng tay, ngón tay và ngón chân

Bị dập móng tay, dập ngón tay hay dập ngón chân xảy ra khi ngón tay/ ngón chân của bé bị ép giữa 2 bề mặt. Khi bị dập bé sẽ không bị gãy xương, tuy nhiên các mô có thể bị tổn thương từ đó gây đau, sưng tấy và bầm tím, nếu vùng da bị dập bị rách bé có thể bị chảy máu nữa.

Bé dễ bị dập móng tay, ngón tay và ngón chân do hiếu động

Nếu bé bị dập móng tay hay dập móng chân, móng của bé có thể bị gãy hay bong ra, tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi vì móng bé sẽ nhanh chóng mọc lên lại thôi, thường thì trong vòng 1 tháng.

Lúc nào nên đưa bé bị dập móng tay đến bác sĩ?

Mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé có bất kì dấu hiệu nào dưới đây

Mẹ có thể tham khảo cách xử lý khi bị dập ngón tay cho bé trong bài
Sơ cứu cho bé khi dập ngón tay và dập ngón chân thể nào