Mẹ không hoàn hảo

Bệnh hen suyễn ở trẻ em, không được chủ quan!

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là căn bệnh mạn tính gây ảnh hưởng tới đường hô hấp. Khi bị bệnh hen suyễn, đường khí quản sẽ bị viêm và hẹp hơn bình thường khiến bé xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như thở khò khè, tức ngực, thở dốc và ho thường xảy ra vào sáng sớm hoặc ban đêm.

Hen suyễn – Căn bệnh phổ biến ở các bé

Hen suyễn là bệnh mạn tính gây ảnh hưởng tới đường hô hấp (còn được gọi là các ống thở hay ống cuống phổi, những ống này dẫn từ khí quản vào phổi). Đối với bé bình thường thì hô hấp là một việc rất dễ dàng, bé chỉ cần hít thở thông qua mũi hay miệng sau đó không khí sẽ đi vào khí quản rồi vào phổi. Nhưng việc hít thở của những bé bị suyễn gặp khó khăn hơn nhiều vì lúc này đường hô hấp của bé rất nhạy cảm.

Có lẽ vì không khí ngày càng ô nhiễm nên trong hai mươi năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh này, đặc biệt là trẻ em và dân thành thị. Tuy nhiên, bên cạnh ô nhiễm môi trường thì việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, mắc bệnh béo phì và các bệnh về đường hô hấp cũng là những nguyên nhân khiến căn bệnh này trở thành một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em.

 

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mạn tính ảnh hướng đến đường hô hấp

Dù không có phương pháp đặc trưng để xác định bệnh suyễn, nhưng việc chẩn đoán thường dựa vào những triệu chứng sau khi bé xuất hiện quá 3 lần thở khò khè và giữa mỗi đợt thì cơn khò khè sẽ tự động khỏi.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em

Mẹ nên biết rằng, dù không bị dị ứng bé yêu vẫn có thể bị suyễn và các cơn thở khò khè có thể bắt đầu nếu bé hoạt động thể thao, căng thẳng hay tiếp xúc với các chất kích thích, tác nhân gây bệnh như ô nhiễm, dụng cụ vệ sinh gia dụng (đặc biệt là thuốc tẩy rửa), nước hoa, không khí lạnh. Khói thuốc lá cũng là một tác nhân nguy hiểm trọng yếu gây nên bệnh hen suyễn ở trẻ đấy.

Có nhiều yếu tố gây ra các đợt hen suyễn, nhưng yếu tố phổ biến nhất đối với bé dưới 5 tuổi là viêm đường hô hấp do virus, bao gồm cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, còn có các tác nhân gây bệnh phổ biển khác như:

Một số tác nhân ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể gây bệnh hen suyễn ở trẻ em như:

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em

Ho là dấu hiệu chính giúp mẹ nhận biết khi bé lên cơn suyễn và triệu chứng này càng trầm trọng hơn vào ban đêm. Bé cũng có thể bị ho khi thực hiện các hoạt động thể chất hoặc sau khi tiếp xúc với chất kích thích (ví dụ như khói thuốc lá) hoặc các tác nhân dị ứng (như lông, vảy động vật, nấm mốc, mạt bụi nhà, gián).

Trong quá trình các đợt suyễn tấn công, các cơn thở khò khè của bé có thể suy giảm vì ít không khí lưu thông ra vào. Tuy nhiên, bé cũng có thể gặp tình trạng khó thở trong cơn hen suyễn, thở dốc và bị co rút ngực khi cố gắng hít thở.

Nhiều bé khi bị suyễn sẽ có các dấu hiệu mạn tính, chẳng hạn như ho ngày (hoặc đêm), ho mỗi khi vận động, ho khi tiếp xúc hàng ngày với vật nuôi, bụi và phấn hoa. Tình trạng suyễn được xem là “dai dẳng” nếu bé cần dùng thuốc nhiều hơn hai lần một tuần hoặc nếu thức giấc nhiều hơn 2 lần vào ban đêm mỗi tháng do các triệu chứng suyễn tái phát.

 

Ho là dấu hiệu chính giúp mẹ nhận biết bé lên cơn suyễn

Một số bé dù không có các triệu chứng, nhưng các bác sĩ vẫn có thể nghe thấy tiếng thở khò khè (đặc biệt khi bé hỉ mũi mạnh). Nếu bé đủ lớn để tiến hành việc chẩn đoán thì có thể phát hiện dấu hiệu bất thường bằng các xét nghiệm chức năng phổi (PFT).

Khi nào cần đưa bé đi bác sĩ?

Mẹ hãy yên tâm vì dù bị bệnh hen suyễn, bé vẫn có thể hoạt động thể chất giống bạn bè, kể cả vui chơi ngoài trời hay vận động thể dục. Nhưng những lúc ấy, mẹ nên theo dõi bé cẩn thận hơn, nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng của bệnh suyễn hoặc sức khỏe trở nên tệ hơn phải nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ mẹ nhé.

Khi bé bị suyễn, gia đình nên biết tình huống nào thì cần can thiệp y tế ngay lập tức. Nếu gặp các trường hợp sau, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình hãy đưa bé đi bác sĩ hoặc cấp cứu ngay:

Các trường hợp dưới đây tuy nhẹ hơn nhưng cũng cần đi bác sĩ như:

Ngăn chặn các tác nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em

Sau khi khám kỹ lưỡng và chi tiết, bác sĩ có thể kết luận là trẻ bị dị ứng. Ở trường hợp này, mẹ cần cân nhắc để giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng (phổ biến là dị ứng với bụi và loài mạt bụi nhà). Nếu không thể loại trừ được bụi, mẹ có thể thực hiện vài cách để giảm thiểu khả năng bé yêu sẽ tiếp xúc với chúng, từ đó hạn chế các đợt lên cơn suyễn.

Một vài cách ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn ở trẻ em mà mẹ có thể thực hiện tại nhà như sau: